Kinhtedothi - Ngày 14/7, theo thông tin từ TTYT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, các bác sĩ đã tiếp nhận trường hợp sốc phản vệ do ăn châu chấu. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng trên da toàn thân xuất hiện nhiều ban dị ứng màu đỏ, kích thước 3-5mm, ngứa, tím môi…
Theo lời kể của người nhà, cách thời gian vào viện khoảng 30 phút, người bệnh ăn châu chấu rang, sau khi ăn xuất hiện khó thở, tức ngực nên được người nhà đưa vào TTYT huyện Thanh Sơn khám và điều trị.
Người bệnh nhập viện trong tình trạng trên da toàn thân xuất hiện nhiều ban dị ứng màu đỏ, kích thước 3-5mm, ngứa; tím môi và đầu chi, khó thở, đau tức ngực, thể trạng mệt mỏi, huyết áp 70/40 mmHg.
Ăn châu chấu rang, nam thanh niên phải nhập viện do sốc phản vệ.
Người bệnh được chẩn đoán sốc phản vệ do ăn châu chấu. Các bác sĩ đã ngay lập tức tiến hành cấp cứu cho người bệnh và xử trí theo phác đồ phản vệ. Sau cấp cứu, người bệnh tỉnh táo, mạch, huyết áp ổn định, dự kiến có thể ra viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Mai Giang Nam- Trưởng khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết, sốc phản vệ có thể gặp mọi lứa tuổi, mọi trường hợp và không chỉ do dùng thuốc, có thể ăn thức ăn lạ (tôm, cua, ghẹ, côn trùng...), côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ... Sốc phản vệ xảy ra bất cứ lúc nào, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, có thể có tiếng thở rít, rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong.
Để hạn chế thấp nhất tình trạng dị ứng hay sốc phản vệ xảy ra, người dân nên hạn chế ăn và loại bỏ thói quen ăn châu chấu, nhất là người có cơ địa dị ứng. “Chỉ ăn một lượng nhỏ như bệnh nhân trên cũng dẫn đến sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở, rất nguy hiểm” - bác sĩ Mai Giang Nam cảnh báo.
Bác sĩ Mai Giang Nam khuyến cáo, khi xuất hiện các triệu chứng khác thường như: mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét và điều trị kịp thời.
Kinhtedothi - Viêm mũi dị ứng là một phản ứng hoặc tình trạng dị ứng với các dị nguyên ngoài trời cũng như trong nhà ảnh hưởng chủ yếu đến mắt và mũi gây tắc nghẽn đường hệ hô hấp.
Kinhtedothi - Dị ứng thức ăn không chỉ xảy ra với những thức ăn lạ mà còn xuất hiện ở những thực phẩm dễ thấy hàng ngày. Dị ứng thức ăn ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ với các triệu chứng đe dọa đến tính mạng.
Kinhtedothi - Có đến 64 người nhập viện trong tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy trên địa bàn xã M’Đrắk (Đắk Lắk), đa số các trường hợp này đều ăn bánh mì của một tiệm bánh mì trên địa bàn xã.
Kinhtedothi - Dịch tả lợn châu Phi tái xuất tại Đà Nẵng, đặt ra yêu cầu cấp bách trong kiểm soát, xử lý. Ngành y tế cảnh báo nguy cơ sức khỏe, giới luật sư đề nghị xử lý nghiêm hành vi bán “thịt bệnh”, bảo vệ bữa cơm sạch và an toàn cho cộng đồng.
Kinhtedothi - Với 3 bài viết, trong các vấn đề được trình bày, chúng tôi đã phần nào làm rõ những khoảng tối tồn tại trong thời gian qua dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng và sự an toàn của xã hội. Đã đến lúc cần quyết liệt loại trừ thực phẩm bẩn, hàng giả ra khỏi đời sống.
Kinhtedothi - Trước tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa… diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi toàn quốc.
Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn, hàng giả không thể ngang nhiên tồn tại, lưu thông nếu cơ quan chức năng siết chặt quản lý. Những “cánh cửa” cấp phép, kiểm tra, hậu kiểm… nhiều khi đã bị vô hiệu hóa bởi một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, bị mua chuộc hoặc ngó lơ có chủ đích. Khi người dân mua phải thực phẩm bẩn, hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm chức năng (TPCN} giả, không chỉ sức khỏe bị tổn hại, tính mạng bị đe dọa, mà hơn thế, niềm tin vào thể chế, vào hệ thống quản lý Nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng.