- Lễ hội Cổ Loa diễn ra từ mùng 6 Tết hàng năm tại đền thờ An Dương Vương (xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
- Lễ hội Cổ Loa nổi tiếng với các nghi thức linh thiêng và tục Rước Bát xã Loa Thành thể hiện tình đoàn kết cộng đồng làng xã, nét văn hóa tryền thống từ ngàn xưa.
- Từ 7h, ''Bát xã Cổ Loa'' - 8 xã gồm Văn Thượng, Mạch Tràng, Sằn Giã, Ngoại Sát, Đài Bi, Cầu Cá, Thư Cưu ổn định vị trí tập kết bên ngoài sân Rồng Hạ.
- Từ 7h30 - 8h, các đơn vị rước kiệu lên sân Rồng Thượng để dâng lễ Đức vua An Dương Vương.
- Dẫn đầu đoàn lễ của 8 xã, đoàn anh ''Cả Quậy'' vào dâng lễ đức vua. Theo văn bia và truyền thuyết làng Quậy, vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, tổ tiên làng Quậy là người chính gốc trên mảnh đất Bát xã Loa Thành.
- Ngày mùng 6 tháng Giêng là ngày vua An Dương Vương tức vị lên ngôi Hoàng Đế. Nhân dân làng Quậy vinh dự được vua ban cho vào chúc Vua đầu tiên. Trải qua hai nghìn năm lịch sử, Cổ Loa và làng Quậy vẫn thực hiện lời Tiên Đế để lại.
- Theo ông Nguyễn Văn Thiêm (92 tuổi) - 1 trong 14 vị cao niên của Bát Xã Cổ Loa: Lễ hội Cổ Loa có từ lâu đời nhưng sau chiến tranh lễ rước Bát Xã mới được khôi phục lại.
- Năm nay, các nhiều làng đã tiến hành lại phục dựng lại các kiệu rước, để lễ rước ngày càng phong phú hơn.
- Lễ rước và lễ tế ở di tích có từ ngàn năm lịch sử - khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) luôn lưu giữ những câu chuyện huyền thoại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như: Vua Thục xây thành Ốc, chuyện các nàng tiên gánh đất xây thành, chuyện diệt Bạch Kê tinh ở núi Sái hay Cao Lễ chế nỏ thần diệt quân xâm lược…