Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Ngắm kiệu cổ hơn 300 tuổi tại Lễ hội Đền Hùng

Kinhtedothi - Sáng 12/4 (tức ngày 8/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven khu di tích.
  • Đội hình rước kiệu đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, rước tàn, lọng, đội kiệu, chủ tế và quan viên, các cụ cao tuổi và đông đảo nhân dân địa phương. Lễ vật gồm có hương hoa, bánh chưng, bánh giầy và các sản vật địa phương.
  •  Năm nay có 7 xã, thị trấn vùng ven Khu di tích rước kiệu, dâng lễ vật cung tiến các Vua Hùng, gồm: Chu Hóa, Hùng Lô, Kim Đức, Vân Phú, Hy Cương (TP Việt Trì), Tiên Kiên, Hùng Sơn (huyện Lâm Thao).
  •  Xã Chu Hóa là nơi có 5 địa điểm khảo cổ thuộc thời kỳ đồ đá cũ. Xã Chu Hóa thường xuyên tổ chức lễ hội Khao quân (hay còn gọi là hội Chạy Hem) vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch, lễ hội Thánh Hóa ngày 5/3 Âm lịch… để tưởng nhớ, tri ân công đức các bậc tiền nhân, giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống dựng và giữ nước.
  • Từ xa xưa, dân làng xã Hùng Lô đã có truyền thống rước kiệu về Đền Hùng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Từ ngày 15/2 Âm lịch, dân làng đã họp để chọn Chủ tế - người có chức sắc trong làng, từ tuổi 55 trở lên, gia đình song toàn. 
  • Theo ông Nguyễn Tiến Cự (72 tuổi đã tham gia 8 năm) ngày xưa dân làng sẽ rước 2 ngày từ Hùng Lô lên Đền Hùng đi theo đường bộ, ngày nay dù có thay đổi nhưng không khí ở làng vẫn giữ nguyên truyền thống. Trong đó, kiệu Văn trên 300 tuổi được rước tại lễ hội Đền Hùng năm nay.
  • Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô Nguyễn Quang Vinh cho biết: ''Xã có 5 kiệu cổ để rước. Trong đó có kiệu bát cống được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Nhưng 5 kiệu cổ chỉ rước đủ vào những năm Quốc giỗ, còn những năm lẻ sẽ tổ chức rước vùng quanh làng. Trong đó, có kiệu bát cống gồm 8 người khiêng, đoàn rước có khoảng 300 người. Còn như năm nay chỉ rước kiệu Văn mất khoảng 60 người thì 50 người là trung nam''.
  •  Xã Hy Cương là nơi có ngôi đình Cổ tích thời 18 đời vưa Hùng, đây là ngôi đình mang dấu ấn kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê (thế kỷ XII) còn tồn tại trên vùng đất Phú Thọ ngày nay. Tại xã cũng đã tìm thấy di tích khảo cổ làng Cả, di tích Ao Cấp, những truyền thuyết về 18 giếng cổ.
  •  Xã Kim Đức là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa gắn với các truyền thuyết, sự tích về thời đại Hùng Vương dựng nước như: Đình Kim Đái, đình Trung, đình Thét, miếu Lãi Lèn… Làng quê Kim Đức còn là nơi ra đời của những làn điệu Hát Xoan cổ, với những phường Xoan gốc như: Phù Đức, Thét, An Thái…
  •  
  • Thị trấn Hùng Sơn (Lâm Thao): Có lễ hội Rước Vua về làng ăn Tết, lễ hội rước Chúa Gái - gắn với sự tích về đám rước của Sơn Tinh đón công chúa Ngọc Hoa - con gái Vua Hùng thứ 18 về vùng núi Tản Ba Vì.
  • Xã Tiên Kiên là nơi lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể như: Những huyền tích, các câu chuyện dân gian và các di tích thờ Hùng Vương: Đình Cả, đình Tập Lục, đình Khuôn, bãi rước vua… 
  •  Phường Vân Phú, TP Việt Trì dưới thời Hùng Vương dựng nước đây là nơi nằm trong bộ Văn Lang, nơi đây lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa truyền thống trong đó có đền Vân Luông thời Hùng Vương, thời Đức Thánh Tản Viên và Tam vị đại vương cùng 2 vị thánh hoàng lang. 
  •  Phường Vân Phú cũng là nơi diễn ra lễ hội ''Cướp bông, ném chải'' gắn với truyền thuyết về Đức thánh Tản Viên được tổ chức vào ngày 3 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.
  •  
  •  Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là nghi lễ truyền thống được các xã vùng ven di tích duy trì, bảo tồn hàng ngàn năm nay.
  • Nghi lễ cũng thể hiện tính cộng đồng, nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc, tri ân công đức tổ tiên, hướng về nguồn cội.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

01 May, 04:55 AM

Kinhtedothi - Một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo được tiếp tục khẳng định. Đây là bước phát triển rất đáng tự hào của báo chí cách mạng - đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

31 Mar, 03:43 PM

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

30 Aug, 08:22 AM

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ