-
Văn Miếu Quốc Tử Giám: Được xây dựng vào năm 1070 (dưới đời vua Lý Thánh Tông) với mục đích dùng để làm nơi thờ Khổng Tử, đặt bia tiến sĩ. Nơi đây đồng thời cũng được xem như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
-
Hiện nay, UNESCO đã công nhận 82 tấm bia tại Văn miếu là Di sản Tư liệu Thế giới. Văn miếu Quốc Tử Giám cũng được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Chính vì mang ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực giáo dục mà Văn miếu rất thu hút những lượt viếng thăm là các sĩ tử trước các kỳ thi quan trọng.
-
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Là một người dân Việt Nam ai cũng sẽ có mong muốn được một lần đến Hà Nội thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi lưu giữ thi hài của Người. Lăng được xây dựng trên nền cũ của Quảng trường Ba Đình lịch sử, dưới sự trợ giúp từ các chuyên gia Liên Xô và vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Đây là một công trình kiến trúc thể hiện lòng thành kính của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng cũng được coi là một trong những kiến trúc đẹp của thế giới.
- Cầu Thê Húc: Nếu đã từng được ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Gươm chắc hẳn bạn không thể nào quên được sắc đỏ thắm và dáng cong uốn lượn của những nhịp cầu gỗ của cầu Thê Húc. Cầu được xây dựng bởi Nguyễn Văn Siêu (1865) với cái tên ban đầu mang ý nghĩa là “Nơi đậu ánh Mặt Trời buổi sáng sớm”. Cầu Thê Húc cùng với một một loạt các di tích nằm trong cụm không gian chung của Hồ Gươm như Tháp Bút, Đài Nghiên… đều có cấu trúc, màu sắc, biểu tượng cũng như sự liên hoàn giữa các di tích mang đầy dấu ấn về tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời.
- Nhà hát Lớn Hà Nội: Nằm trên Quảng trường Cách mạng tháng Tám, tại phố Tràng Tiền - một vị trí sầm uất bậc nhất của TP, là một phiên bản thu nhỏ của Opéra Garnier ở Paris. Nằm giữa không gian náo nhiệt của trung tâm TP nhưng khi ngắm nhìn Nhà hát Lớn bạn sẽ luôn tìm được sự sâu lắng trong nét kiến trúc cổ điển của nó.
- Cột cờ Hà Nội: Là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội có may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894 - 1897.
- Hoàng Thành Thăng Long: Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Sau đây hãy cùng VNtrip.vn khám phá khu du tích lịch sử này nhé.
- Cầu Long Biên: Là cây cầu thép đầu tiên nối liền hai bờ sông Hồng, được Pháp xây dựng tại Hà Nội (1899 -1902) với tên gọi là Doumer, hiện nay thuộc hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Cầu Long Biên không chỉ vì ý nghĩa lịch sử to lớn mà còn bởi kiến trúc độc đáo của cây cầu này. Hình dáng của cầu Long Biên được thiết kế đặc biệt và xây dựng bằng chất liệu là thép nên được nhiều người ví như là Tháp Eiffel nằm nghiêng.
- Tòa nhà Quốc hội Việt Nam: Tọa lạc tại khu trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2014. Nhờ đáp ứng được yêu cầu sử dụng và bài toán về hòa nhập không gian Quảng trường Ba Đình, công trình Nhà Quốc hội đã nhận Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2014.
- Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam: Nằm số 57 đường Phạm Hùng, Hà Nội và được coi là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất tại thủ đô. Sự kiện đầu tiên diễn ra ở đây là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 18 và 19 tháng 12 năm 2006. Đây là nơi tổ chức các đại hội, hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, thương mại mang tính quốc gia và quốc tế. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11 năm 2004 và hoàn thành sau 22 tháng thi công.
- Cầu Nhật Tân: Là công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, dự án cầu Nhật Tân không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội. Đây cũng là công trình kiến trúc và cảnh quan đặc biệt, được xem là biểu tượng của Hà Nội.