Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình

Hương Thảo (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dự án hợp tác giữa nghệ sĩ kỹ thuật số Robin Price và nhà khoa học môi trường Francis Pope đã sử dụng công nghệ nhiếp ảnh tái hiện lượng vật chất hạt mịn nguy hiểm (PM2,5) có trong không khí tại nhiều thành phố.

  • [Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình - Ảnh 1

    Bãi giám sát chất lượng không khí Prince Street, Port Talbot, Wales - PM2,5: 40µg/m3. Nhiều tin đồn về việc số liệu thống kê chất lượng không khí tại đây đã bị 'bóp méo', trở thành một trong những động lực thúc đẩy dự án nhiếp ảnh môi trường được thực thi.

  • [Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình - Ảnh 2

    Đường Llewellyn, Port Talbot - PM2,5: 20µg/m3. Một sự đo lường đã 'minh oan' cho các con đường cao tốc vốn thường bị đổ lỗi là nơi gây ô nhiễm không khí tại Port Talbot.

  • [Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình - Ảnh 3

    Heol-yr-Orsedd của Tata Steel Works, Port Talbot - PM2,5: 30µg/m3.

  • [Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình - Ảnh 4

    Trạm giám sát Xalostoc, TP Mexico - PM2,5: 40µg/m3. Địa điểm giám sát này nằm trong khu vực công nghiệp nhất của TP, trên đỉnh một bệnh viện. Mặc dù chất lượng không khí của thủ đô Mexico đã được cải thiện đáng kể từ 1992 nhưng trong những năm gần đây, luật môi trường bị suy yếu dẫn đến sự gia tăng số ngày có mức độ ô nhiễm nguy hiểm tại đây.

  • [Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình - Ảnh 5 Công viên Chapultepec, TP Mexico - PM2,5: 20µg/m3. 
  • [Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình - Ảnh 6

    Trạm giám sát ĐH Nairobi, TP Nairobi, Kenya - PM2,5: 30µg/m3. Giáo sư Francis Pope được cho là cũng đã làm việc với các nhà khoa học trên khắp Đông Phi để xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong khu vực. Đó là lý do nhiều địa điểm giám sát cũng đã được lập ở Kampala và Addis Ababa.

  • [Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình - Ảnh 7

    Firestation, TP Nairobi - PM2,5: 30µg/m3.

  • [Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình - Ảnh 8

    Gần Kasturba Gandhi Marg, Delhi, Ấn Độ - PM2,5: 500 - 600µg/m3. Bức ảnh được chụp vào tháng 12/2016 ngay sau thảm họa sương khói tại thủ đô Ấn Độ. Các nhà khoa học môi trường đã đề cập đến khái niệm 'hẻm núi đô thị' nhằm mô tả những con đường được bao quanh bởi các tòa nhà cao tầng chính là nơi tích tụ ô nhiễm của các phương tiện trong khu vực.

  • [Ảnh] "Vẽ trong gió" - bụi mịn nguy hiểm không còn vô hình - Ảnh 9

    Học viện Công nghệ Ấn Độ, Delhi - PM2,5: 500 - 600µg/m3. Một nhà độc chất học ước tính rằng chỉ cần hít thở không khí vào thời điểm đó ở Delhi là tương đương với việc hút 2 gói thuốc lá/ngày.