Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Áp dụng “một cửa” trong cung cấp dịch vụ về tang lễ: Người dân được hưởng lợi

Linh Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ thành công bước đầu của việc thí điểm cơ chế một cửa trong cung cấp dịch vụ công (D...

Kinhtedothi - Từ thành công bước đầu của việc thí điểm cơ chế một cửa trong cung cấp dịch vụ công (DVC) giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp và cấp nước sạch, Đề án “Triển khai áp dụng cơ chế một cửa trong cung cấp DVC của Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội” đang được các ngành liên quan gấp rút xây dựng, sẽ trình TP ban hành ngay trong năm nay.

Một mũi tên nhắm nhiều đích

Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội được giao quản lý 3 nghĩa trang Nhân dân, 1 cơ sở hỏa táng, 4 nhà tang lễ TP, 90 đầu xe…; cung cấp DVC chủ yếu cho người dân nội thành. Theo khảo sát của Phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ, từ trước đến nay vẫn có một số đối tượng lợi dụng việc tang tùy tiện nâng giá, nhũng nhiễu người dân khi làm các dịch vụ tổ chức tại nhà tang lễ, xe tang, mua hàng hóa… Việc công khai thông tin của Ban về DVC, nhất là về vị trí đặt mộ tại nghĩa trang lại chưa đầy đủ, chưa thành biểu mẫu, thiếu chi tiết về giá cả, khiến người dân khó trực tiếp nắm thông tin.

Chủ yếu họ mới tìm hiểu qua tư vấn, nên hay bị đối tượng đưa thông tin không chính xác để trục lợi. Ban đã mở 16 điểm ký kết hợp đồng, nhưng chưa có liên kết trực tuyến giữa các điểm, nên quản lý thông tin khách hàng và thực hiện DVC thiếu chính xác. Trong khi Ban lại thiếu chặt chẽ trong quản lý nhân viên nhận yêu cầu về DVC…

Hướng tới khắc phục những hạn chế, Đề án “Triển khai áp dụng Một cửa trong cung cấp DVC của Ban
Dự kiến tháng 8/2016, Sở LĐTB&XH chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Ban Phục vụ lễ tang rà soát, xây dựng bộ DVC, trình UBND TP công bố. Sau khi xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết DVC, trình UBND TP ban hành, Ban sẽ chính thức cung cấp các DVC theo cơ chế Một cửa, dự kiến trong tháng 9/2016.
Phục vụ lễ tang Hà Nội” nhằm các tiêu chí: Minh bạch thông tin DVC, tăng khả năng tiếp cận DVC, thuận lợi cho người dân, tránh đi lại nhiều lần, nhiều nơi; tạo cơ chế giám sát về chất lượng, thời gian giải quyết DVC giữa cơ quan quản lý - người dân - đơn vị cung cấp DVC… “Khi được chính thức áp dụng, Đề án còn giúp nâng cao hiệu quả làm việc của cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và Ban Phục vụ lễ tang nói riêng. Vì thế, hy vọng sẽ được nhiều cá nhân, DN trong lĩnh vực phục vụ tang lễ ủng hộ” - Phó Trưởng phòng Cải cách hành chính Hoàng Thị Thúy Hằng nhận định.

Minh bạch thông tin để dẹp “cò mồi”

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Anh Tuấn, trong thực hiện Đề án, rất cần phân công rõ cho Ban Phục vụ lễ tang, các Sở Nội vụ, LĐTB&XH, Tư pháp…, trong đó gắn trách nhiệm với thời gian hoàn thành. Đặc biệt, không nên cứng nhắc khi xây dựng bộ phận Một cửa, miễn là phục vụ người dân tốt nhất. “Muốn người dân nhanh chóng ký được hợp đồng, phải có sự minh bạch để họ dễ tiếp cận thông tin ban đầu. Nhà đang rối lên vì có người mất, họ không biết gọi ai để đăng ký dịch vụ, cũng vì thiếu thông tin. Nên cách cung cấp thông tin phải rất được coi trọng” - ông Tuấn đề nghị.

Về phía cơ quan chủ quản, lãnh đạo Sở LĐTB&XH nhấn mạnh: Lúc người dân thỏa thuận xong rồi, phải được trả ngay hợp đồng chứ không thể đợi 2 ngày như hiện nay. Trong hợp đồng cần thông tin rõ một nhân viên duy nhất của bộ phận Một cửa để người dân liên hệ trong suốt quá trình thực hiện. Đặc biệt, nhằm dần dẹp bỏ nạn “cò mồi”, tại Một cửa cần công khai một cách khoa học về số mộ trống, thời gian trống để tổ chức tang lễ, số xe trống trong ngày, giá dịch vụ, và khẳng định người dân không phải mất thêm bất kỳ chi phí gì.