Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Áp lực giảm sau vụ nổ ở nhà máy điện Fukushima

Chia sẻ Zalo

KTĐT - NISA ngày 12/3 đã công bố chi tiết diễn tiến sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Fukushima. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 3 giờ 30 phút chiều cùng ngày sau trận động đất và sóng thần lịch sử ngày 11/3.

KTĐT - NISA ngày 12/3 đã công bố chi tiết diễn tiến sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Fukushima. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 3 giờ 30 phút chiều cùng ngày sau trận động đất và sóng thần lịch sử ngày 11/3.

Chiều 12/3, Viện An toàn Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (NISA), thuộc Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cho biết sau tiếng nổ lớn, áp lực tại tổ máy 1 trong lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện ở Fukushima đã giảm nhanh chóng.

Mực nước trong bể chứa lò liên tục giảm từ chiều cao 4m xuống còn 1,7m và để lộ một nửa các thanh nhiên liệu khỏi mặt nước. Xe chữa cháy chuyên dụng chịu trách nhiệm đổ nước lạnh làm nguội lò hiện vẫn chưa tiếp cận được lò phản ứng. Cơ quan chức năng đang tính đến khả năng sử dụng nước biển để thực hiện chức năng hạ nhiệt này.

NISA ngày 12/3 đã công bố chi tiết diễn tiến sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Fukushima. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 3 giờ 30 phút chiều cùng ngày sau trận động đất và sóng thần lịch sử ngày 11/3.

Văn phòng Nội các Nhật Bản chiều cùng ngày đã tăng phạm vi sơ tán người dân xung quanh nhà máy hạt nhân số 1 thuộc tỉnh Fukushima (Đông Bắc Nhật Bản) từ bán kính 10km lên 20km. Trước đó cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh tăng phạm vi
sơ tán khẩn cấp từ 3km lên 10km.

Tính đến 6 giờ chiều nay, trong khu vực sơ tán bán kính 10km vẫn còn 800 người dân.

Trước vụ nổ, NISA đã thông báo về khả năng nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân đang nóng chảy và đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ nổ cũng như tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng của lò phản ứng với vụ nổ trên.

Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Y học Phóng xạ xác nhận tại khu vực xảy ra sự cố hạt nhân có sự xuất hiện của hai nguyên tố Cezi và Iodine hình thành sau phản ứng phân hạch hạt nhân, hai nguyên tố hình thành sau khi Uranium phân hạch. Trong sự cố này, việc lò phản ứng nóng chảy là tình trạng tồi tệ nhất. Quá trình nóng chảy sẽ kéo theo phản ứng gây nổ và phát sinh lo ngại rò rỉ phóng xạ ra môi trường bên ngoài.

Về tiếng nổ lớn phát ra từ tổ máy số 1 của nhà máy này, Chánh Văn phòng Nội các Yukio Edano phát biểu tại cuộc họp báo chiều 12/3 rằng: “Tuy chúng tôi chưa xác nhận được lò phản ứng (nóng chảy) là nguyên nhân chính nhưng đã nhận được báo cáo là có vụ nổ như vậy."

Cơ quan chức năng ở tỉnh Fukushima xác nhận vụ nổ đã phá hủy trần của lò phản ứng hạt nhân, làm bốn nhân viên Công ty Điện lực Tokyo bị thương.

Công ty Điện lực Tokyo xác nhận mức độ liều phóng xạ tại hiện trường vào thời điểm 3 giờ 30 phút chiều cùng ngày là 1015 microsievert/giờ, tương đương với liều chiếu xạ của một người bình thường trong vòng một năm (1milisievert = 1000microsievert).

Trong cuộc sống thường ngày, mức độ phơi nhiễm phóng xạ trong 1 giờ của mỗi người là 0,05microsievert. Chuyên gia về an toàn bức xạ cho biết giới hạn liều bức xạ đối với một người trong một năm là 50 milisievert và trong vòng 5 năm là 100 milisievert./.