70 năm giải phóng Thủ đô

Áp thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội, thách thức, bên nào nặng hơn

Viện trưởng Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Nguyễn Thy Nga
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc nhanh chóng thúc đẩy nội luật thuế suất tối thiểu toàn cầu tạo cơ hội xóa bỏ cạnh tranh riêng lẻ giữa các quốc gia thành viên về thuế, đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và các nước khác.

Khoảng 90 tập đoàn của Việt Nam sẽ chịu tác động của thuế tối thiểu toàn cầu

Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/1024. Đến nay, đã có 163 quốc gia (trong đó có Việt Nam) đồng thuận với giải pháp của (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) OECD. Theo đó, các công ty có doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệu euro (tương đương 870 triệu đô la Mỹ hoặc 19.500 tỉ đồng) trở lên sẽ bị áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu ở mức 15%. Các công ty đang hưởng thuế suất thấp hơn mức 15% tại quốc gia đầu tư sẽ phải nộp bổ sung khoản chênh lệch tại nước đặt trụ sở chính. Theo nguyên tắc đã công bố, các quốc gia có thể không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu nhưng buộc phải công nhận các quy định thuế tối thiểu toàn cầu mà quốc gia khác áp áp dụng.

Ở Việt Nam dự kiến sẽ có khoảng 90 doanh nghiệp chịu tác động khi áp thuế suất tối thiểu toàn cầu
Ở Việt Nam dự kiến sẽ có khoảng 90 doanh nghiệp chịu tác động khi áp thuế suất tối thiểu toàn cầu

Ở Việt Nam, theo thông tin mới nhất từ Bộ Tài Chính, dựa trên quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, có khoảng 90 tập đoàn có lợi nhuận và chịu tác động của thuế tối thiểu toàn cầu. Phần chênh lệch giữa thuế tối thiểu toàn cầu và thuế thực tế của 90 tập đoàn này ước tính từ 10.000 - 20.000 tỉ đồng trong năm 2024. Số tiền này các tập đoàn hoặc sẽ phải nộp về quốc gia có công ty mẹ nếu nước này áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, hoặc sẽ nộp vào ngân sách Việt Nam nếu Việt Nam tham gia thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Vì vậy, Việt Nam cần sớm đưa ra các kịch bản tham gia thuế suất và ngay lập tức, chủ động liên kết đối thoại với 90 doanh nghiệp này để đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp để tạo sự đồng thuận và tránh những rủi ro bị kiện về pháp lý do thay đổi chính sách, không còn đúng thoả thuận thu hút đầu tư ban đầu.

Việt Nam cũng cần triển khai có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, được ký kết gần đây với các đối tác thương mại lớn như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP... thúc đẩy và tham gia đàm phán, ký kết các FTA với các đối tác thương mại khác.

Hiện, nhiều quốc gia trên thế giới đã, đang ủng hộ và cam kết thực hiện thuế suất tối thiểu toàn cầu theo đúng lộ trình để áp dụng từ 1/1/2024. Nếu Việt Nam không tham gia thuế tối thiểu toàn cầu, toàn bộ số thu chênh lệch sẽ chuyển về các quốc gia có công ty mẹ.

Thuế suất tối thiểu toàn cầu là cơ hội cho Việt Nam nhiều hơn là thách thức. Các thách thức nếu có cũng chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Vì theo nghiên cứu, không có bằng chứng nào cho thấy ưu đãi thuế làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, thậm chí thực tế còn ngược lại. Hầu hết, các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại ở ASEAN không nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư dài hạn. Thay vào đó được sử dụng để khỏa lấp cho những yếu kém trong năng lực quản trị và cơ sở hạ tầng, và đáp ứng mong muốn ngắn hạn của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế thậm chí đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chủ động đối thoại, lấy ý kiến cộng đồng

Để không bị lúng túng khi thuế suất tối thiểu toàn cầu có hiệu lực, trước tiên, Việt Nam cần tiến hành đẩy nhanh truyền thông chính sách, thúc đẩy nghiên cứu lấy ý kiến rộng mở đến cộng đồng khoa học và doanh nhân.

Cần có cổng thông tin về thuế suất và công khai minh bạch đồng bộ hoá chính sách thuế và đầu tư nước ngoài, phù hợp trong bối cảnh kinh tế số và cơ sở dữ liệu liên thông. Mặc khác, cần chủ động đối thoại và tham vấn rộng rãi với các doanh nghiệp trong nước có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và các quốc gia có doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp thuế bổ sung; có lộ trình rõ ràng, phù hợp mục tiêu thu hút FDI và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp đa quốc gia bị ảnh hưởng bởi, Việt Nam nên chủ động lấy ý kiến và mời góp ý xây dựng hệ thống ưu đãi thuế để phù hợp hơn trong bối cảnh triển khai thuế suất, nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp này khi đầu tư tại Việt Nam để khuyến khích đầu tư, mở rộng đầu tư, đồng thời cũng dung hòa với quyền lợi của Việt Nam trong việc giành quyền đánh thuế.

Việt Nam cần chủ động đối thoại với chuyên gia, doanh nghiệp để hoàn thiện chính sách 
Việt Nam cần chủ động đối thoại với chuyên gia, doanh nghiệp để hoàn thiện chính sách 

Thứ ba, Việt Nam nên tiếp tục nghiên cứu, tham khảo, lấy ý kiến tư vấn OECD, cũng như liên kết khối ASEAN và đồng hành lộ xây trình xây dựng chính sách đang được thực hiện bởi các quốc gia đang phát triển khác, tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp FDI bổ sung thuế tại Việt Nam, nâng cao năng lực dự báo và phòng ngừa các khủng hoảng chính sách có thể xuất hiện khi thay đổi về thuế.

Thứ tư, đẩy mạnh việc phát triển năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn lao động, hệ thống pháp lý... (những yếu tố giúp nâng cao xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam). Việt Nam cũng cần cân nhắc việc triển khai có hiệu quả 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và có hiệu lực, 60 đặc biệt là các FTA thế hệ mới, được ký kết gần đây với các đối tác thương mại lớn như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP…

Thứ năm, liên kết cộng đồng doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam và sẽ đầu tư tại Việt Nam có khung thông tin chung, để hỗ trợ theo dõi sát sao quá trình phát triển các quy định trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam.

Thứ sáu, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về thuế suất tối thiểu toàn cầu nên đẩy nhanh triển khai các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn đa phương, song phương đánh giá tác động và nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý nội luật liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.

Đề án Thuế suất tối thiểu toàn cầu tiên phong xây dựng bản truyền thông chính sách có hệ thống và đồng bộ hóa với giải pháp cần xây dựng địa chỉ hệ thống dữ liệu tập trung chính sách về thuế suất tối thiểu toàn cầu và các chính sách liên quan theo chủ đề, thời gian ban hành. Nâng cao nhận thức và kiến thức về hệ thống chính sách và quy trình hoạch định chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu, từ đó đẩy mạnh công tác thực thi chính sách, tổng hợp góp ý, khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ quá trình dự thảo chính sách, xử lý khủng hoảng chính sách.