Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ba cách ông Kim Jong-un "thắng" ở hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tương quan Mỹ - Triều trong hội nghị thượng đỉnh lần hai khá tương đồng. Cơ hội nào cho ông Kim Jong-un giành lợi thế?

 Mặc dù thành công cho chính quyền ông Trump rộng mở với kỳ vọng đạt được tiến bộ trong việc loại bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nhưng yếu tố để tạo nên thành công cho Bình Nhưỡng cũng khó lường. 

Dưới đây là ba kịch bản cho “chiến thắng” tiềm năng mà Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un có thể giành được tại Hội nghị lần này, theo CNN.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Đảm bảo một tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên

Jean H. Lee , giám đốc Trung tâm Quỹ Chính sách và Lịch sử Hàn Quốc của Hyundai Motor-Korea

“Các phần thưởng lớn nhất cho ông Kim sẽ về ngoại giao cũng như kinh tế.”

Ông Kim, giống như Tổng thống Trump, khao khát một khoảnh khắc lịch sử và kịch tính lớn, trong đó hai nhà lãnh đạo, sát cánh bên nhau để tuyên bố chấm dứt chính thức Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Rõ ràng, một tuyên bố như vậy sẽ không phục vụ như một hiệp ước hòa bình chính thức kết thúc chiến tranh. Nhưng sẽ là “món quà” ông Kim mang về cho người dân của mình như một chiến thắng trên mặt trận tuyên truyền.

Kết thúc Chiến tranh Triều Tiên là mục tiêu mà cả cha và ông của ông Kim Jong-un đều không hoàn thành. Việc hoàn thành nhiệm vụ đó sẽ củng cố quyền lực của ông tại Triều Tiên với tư cách một chính khách và nhà chiến lược quân sự bậc thầy.

Một tuyên bố như vậy sẽ cho phép Kim biến sự tập trung của đất nước khỏi chiến tranh và hướng tới nền kinh tế; nó cũng sẽ bắt đầu quá trình dài đàm phán một hiệp ước hòa bình chính thức với Trung Quốc, Liên Hợp Quốc và Mỹ.

Quan trọng hơn, ông Kim sẽ tìm kiếm sự nhượng bộ về kinh tế để đổi lấy việc tái lập quan hệ và hứa sẽ từ bỏ các yếu tố trong chương trình hạt nhân. Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc áp đặt lên Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu của ông Kim. Một khi các lệnh trừng phạt được nới lỏng, đặc biệt là Hàn Quốc đã sẵn sàng khởi động lại các dự án kinh tế chung có thể đóng vai trò là huyết mạch kinh tế cho Bình Nhưỡng cũng như xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Triều Tiên. Ngoài ra, Seoul phải chờ đợi những nhượng bộ hạt nhân cụ thể từ Triều Tiên để biện minh cho việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt song phương của chính họ kể từ năm 2010.

Đối với Kim, một lộ trình phi hạt nhân hóa thành công ở Hà Nội sẽ mở đường cho việc Triều Tiên “tái hòa nhập” cộng đồng quốc tế, về chính trị và kinh tế, đồng thời trì hoãn việc từ bỏ hoàn toàn tài sản hạt nhân quý giá của mình trong nhiều năm tới.

Một chiến thắng khiêm tốn

Adam Mount , Uỷ viên cao cấp, Giám đốc, Dự án Biểu tượng Quốc phòng, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ

Ông Kim Jong Un có một số con đường dẫn đến chiến thắng ở Hà Nội mà ông Trump dường như đang quyết tâm thực hiện.

Ông Kim sẽ có được một chiến thắng khiêm tốn khi chỉ xuất hiện và lặp lại những gì tại  Singapore. Đó là tiếp xúc với Mỹ với tư cách một cường quốc hạt nhân, mở ra cơ hội mới cho ngoại giao, thương mại và tăng khả năng được giảm trừng phạt từ Bắc Kinh và Seoul.

Trong khi ông Kim đang ngồi với ông Trump ở Hà Nội, các máy ly tâm của Triều Tiên tiếp tục quay và các nhà máy tên lửa tiếp tục xây dựng. Các cuộc đàm phán giúp ông Kim đánh lạc hướng, câu giờ để mở rộng, che giấu và triển khai kho vũ khí. Những cam kết mơ hồ chẳng tốn công của ông Kim mấy.

Nhưng mặt khác, nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn có thể thắng lớn nếu ông Trump phớt lờ các cố vấn và đưa ra một nhượng bộ lớn, như ông đã làm ở Singapore bằng cách tạm dừng các cuộc tập trận quân sự.

Ông Trump dường như cũng lo lắng lặp lại thất bại tại Singapore, khi trao đổi với một đám đông ở El Paso , "hy vọng chúng tôi cũng làm tốt ở hội nghị thượng đỉnh thứ hai như đã làm ở lần đầu tiên."

Đối với ông Trump, chỉ có một con đường dẫn đến thành công: Buộc ông Kim Jong Un đưa ra lựa chọn khó khăn, buộc ông Kim sẵn sàng chấp nhận một kho vũ khí thô sơ để đổi lấy các mối quan hệ an ninh và một nền kinh tế tiến triển hơn.

Đóng băng hạt nhân để giảm trừng phạt

Tong Zhao, chuyên gia tại Chương trình chính sách hạt nhân tại Carnegie, Trung tâm chính sách toàn cầu Tsinghua.

Cộng đồng quốc tế cần hiểu rõ các mục tiêu chiến lược của nhà lãnh đạo Triều Tiên liên quan đến những gì sẽ xảy ra trong và sau hội nghị thượng đỉnh Hà Nội. Ông Kim Jong Un dường như có hai mục tiêu chiến lược. Đó là duy trì chiến lược hạt nhân độc lập để bảo vệ an ninh quốc gia.

Trừ khi niềm tin thực sự được xây dựng giữa Mỹ và Triều Tiên, điều sẽ mất ít nhất hàng thập kỷ nếu suôn sẻ, Washington rất khó có thể đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng một cách đáng tin và không thể đảo ngược.

Vì lý do này, cộng đồng quốc tế không nên kỳ vọng nhượng bộ nào từ Triều Tiên sẽ làm suy yếu việc Bình Nhưỡng duy trì khả năng răn đe hạt nhân trong tương lai gần.

Nếu Tổng thống Mỹ Trump sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận tập trung vào đóng băng các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, trái ngược với việc loại bỏ các yếu tố cốt lõi của khả năng hạt nhân hiện thời, điều đó sẽ giúp ông Kim đạt được mục tiêu quan trọng nhất.

Trong bối cảnh đó, việc giải trừ vũ khí hoàn toàn là khó đạt được, tuy nhiên những bước đi cụ thể của Triều Tiên trong việc đóng băng và giới hạn quy mô, phạm vi các chương trình hạt nhân và tên lửa vẫn là những đóng góp có ý nghĩa trong việc giảm thiểu rủi ro hạt nhân.