Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bác sĩ Singapore thành tỷ phú giữa "bão" Covid-19

Kinhtedothi - Cổ phiếu của công ty do bác sĩ này điều hành đã tăng 50% trong năm nay.
Một bác sĩ Singapore đã gia nhập hàng ngũ tỷ phú sau khi công ty của ông tham gia vào nỗ lực chống lại đại dịch, giúp lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt.
Loo Choon Yong - Chủ tịch điều hành của Raffles Medical Group - hiện trị giá 1,1 tỷ USD, theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg. Thu nhập ròng của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Singapore này tăng hơn 50% trong nửa đầu năm nay, và cổ phiếu tăng 104% kể từ mức thấp vào tháng 3/2020.
 Bác sĩ Loo Choon Yong - Chủ tịch điều hành Raffles Medical Group. Ảnh: Bloomberg
Raffles Medical vận hành 15 trung tâm tiêm chủng tại Singapore, đồng thời hỗ trợ công tác xét nghiệm ở cảng hàng không, xét nghiệm các hành khách trước khi lên tàu. Đây là ví dụ mới nhất về cách các doanh nghiệp thích nghi trong thời kỳ bùng phát đại dịch, trong bối cảnh nhiều ngành công nghiệp thiệt hại nặng nề.
Singapore đã tăng tốc tiêm chủng Covid-19, dự kiến có 80% dân số được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 9 tới để nước này có thể nới lỏng các biện pháp kiềm chế vì đại dịch, bao gồm cho phép du lịch mở cửa. Raffles Medical điều hành hơn 60 phòng khám và thực hành cùng một bệnh viện trên khắp đất nước, đã bắt đầu tham gia các nỗ lực chống dịch từ tháng 1/2021.
Bác sĩ Loo, 72 tuổi, đồng sáng lập Raffles Medical vào năm 1976. Ông và bạn của mình - Alfred Loh - ban đầu mua 2 phòng khám và dần xây dựng công ty. Ngoài trụ sở tại Singapore, Raffles Medical có 3 bệnh viện ở Trung Quốc. Bệnh viện mới nhất khai trương ở Thượng Hải vào tuần trước. Công ty này cũng hoạt động ở Nhật Bản, Việt Nam và Campuchia.
Thu nhập từ kinh doanh truyền thống của công ty gặp khó khăn khi đại dịch bắt đầu bùng phát vào năm ngoái. Ông Loo cho biết, hoạt động kinh doanh thường xuyên của Raffles Medical sụt giảm do mọi người tránh xa các phòng khám và bệnh viện, đồng thời các nhà cung cấp dịch vụ y tế chỉ được phép cung cấp dịch vụ thiết yếu.
Ông cho biết: “Trong thời kỳ Covid, bệnh nhân lo lắng và cố gắng ở nhà. Họ không muốn mắc covid-19 trong quá trình đi kiểm tra sức khỏe.”
Do đó, công ty đã chuyển hướng sang triển khai các bác sĩ, y tá và các nhân viên khác vào các lĩnh vực như xét nghiệm và sàng lọc Covid-19 tại các sân bay. Raffles Medical báo cáo lợi nhuận sau thuế là 38,8 triệu đô la Singapore (28,7 triệu USD) trong nửa đầu năm nay, tăng 138% so với cùng kỳ năm trước đó. Doanh thu tăng 42% lên 343,8 triệu đô la Singapore. Cổ phiếu của công ty đã tăng 50% trong năm nay, so với mức tăng 12% của chỉ số chứng khoán chuẩn quốc gia.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ