Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bài 1: Xử lý vi phạm đất rừng tại huyện Sóc Sơn: Trên bảo, dưới không nghe?

Kinhtedothi - Thời gian qua, tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng tại địa bàn thôn Minh Tân, xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn) diễn ra khá phức tạp, gây nhiều bức xúc trong Nhân dân...
Cụm công trình xây dựng trái phép trên địa bàn thôn Minh Tân, xã Minh Trí. Ảnh: Lâm Nguyễn
Vô tư chuyển nhượng đất rừng
Theo tìm hiểu, từ những năm 1985, thực hiện chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới, khoảng 130 hộ dân thuộc các xã ven sông của huyện Sóc Sơn đã di dời về định cư, sản xuất tại vùng đồi gò thôn Minh Tân. Tuy nhiên đến nay, người dân nơi đây vẫn chưa được cấp sổ đỏ, do địa bàn sinh sống nằm chồng lấn với Quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2234/QĐ-UB ngày 11/6/1998.
Việc mua bán, chuyển nhượng đất rừng tại xã Minh Trí là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Nếu các phòng, ban chức năng và UBND xã Minh Trí không tập trung giải quyết dứt điểm các vi phạm, huyện sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm từng tập thể, cá nhân…

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn
Theo phản ánh, từ năm 2016 đến nay, việc xây dựng trên đất rừng diễn ra rầm rộ. Hàng chục công trình, bao gồm cả những tổ hợp công trình lớn được mọc lên ven hồ Đồng Đò. Trưởng thôn Minh Tân Nguyễn Mạnh Cường cho biết, gần 35 năm qua, người dân di cư lên vùng kinh tế mới, nhưng do là đất quy hoạch rừng nên việc xây dựng bị hạn chế. “Người dân muốn sửa sang nhà cửa là ngay lập tức bị lực lượng chức năng đến lập biên bản. Không hiểu sao người ta lại thản nhiên đến mua đất, xây dựng được những công trình đồ sộ như vậy…” - ông Cường bức xúc.
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Trí Dương Đức Vượng cho biết, thời gian qua, trên địa bàn có ít nhất 25 trường hợp người dân mua bán, chuyển nhượng đất rừng trái phép, chủ yếu tại thôn Minh Tân. Ông Vượng cũng thừa nhận, lãnh đạo địa phương chưa làm tròn trách nhiệm khi không kiểm tra, giám sát và cho phép chuyển nhượng trái phép những diện tích này.
Thiếu trách nhiệm trong xử lý vi phạm
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn, việc người dân thôn Minh Tân chưa được cấp sổ đỏ do chồng lấn đất rừng, huyện đã nắm bắt và đã báo cáo đề xuất TP điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất. Trong quá trình chờ điều chỉnh quy hoạch, việc quản lý xây dựng trên đất rừng do UBND xã Minh Trí quản lý.
Liên quan tới vi phạm xây dựng trên những diện tích đất mua bán chuyển nhượng tại xã Minh Trí, ông Tuấn cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, huyện đã ban hành 3 văn bản đề nghị Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, Phòng TN&MT phối hợp với UBND xã Minh Trí tập trung xử lý dứt điểm. Các văn bản đều nhấn mạnh cần phải tạm dừng thi công các công trình có dấu hiệu vi phạm.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xử lý chưa đến nơi đến chốn. Nguyên nhân theo Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Sóc Sơn Đào Văn Sử là do chưa xác định được nguồn gốc đất (?!) Đây là lời biện minh rất không thuyết phục, bởi toàn bộ xã Minh Trí đều nằm trong Quy hoạch đất rừng phòng hộ, đặc dụng được công bố từ năm 1998. Vậy phải chăng, đang có sự thiếu trách nhiệm, thậm chí là bao che cho vi phạm của đơn vị quản lý trật tự xây dựng huyện Sóc Sơn?
Trước vi phạm phức tạp về trật tự xây dựng tại xã Minh Trí, mới đây, UBND huyện Sóc Sơn tiếp tục có Văn bản số 1123/UBND-TTXD đôn đốc việc xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại xã Minh Trí. Đây cũng là văn bản thứ 4 từ đầu năm đến nay của huyện chỉ đạo giải quyết vấn đề này. Văn bản do Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Vương Văn Bút ký, chỉ đạo UBND xã Minh Trí phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung ngăn chặn, đình chỉ thi công đối với vi phạm trật tự xây dựng tại thôn Minh Tân, không để phát sinh thêm khối lượng; đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Phát triển Khu dân cư Xương Huân - Vạn Thạnh theo hướng đô thị ven biển hiện đại

Phát triển Khu dân cư Xương Huân - Vạn Thạnh theo hướng đô thị ven biển hiện đại

02 Jul, 10:46 AM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư các phường Xương Huân - Vạn Thạnh nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển đô thị ven biển, tạo quỹ đất phục vụ dân sinh, thương mại, dịch vụ và du lịch với các công trình từ 33 - 40 tầng.

Tạo động lực tăng trưởng

Tạo động lực tăng trưởng

02 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội là dự án trọng điểm của Thủ đô với kỳ vọng tạo động lực để Hà Nội thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ sinh học. Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 2788/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ