Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bản tin tổng hợp bất động sản - xây dựng từ ngày 23 – 29/11

Doãn Thành tổng hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cần sớm hoàn thiện thể chế pháp luật để tạo điều kiện cho thị trường BĐS phục hồi sau dịch Covid-19; Đánh giá về những chính sách tác động đến thị trường BĐS năm 2020; Thị trường BĐS thiếu nguồn vốn trung dài hạn; Năm 2021 dòng tiền sẽ đổ vào phân khúc BĐS nào? Hà Nội đề xuất giải pháp hoàn thiện đề án đô thị vệ tinh; TP Hồ Chí Minh giá cho thuê nhà và mặt bặt bị “rớt” thảm hại; Gần 1.200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2020 lần 2... là những tin tức nổi bật trong tuần.

Hiện nay, cả nước ước tính đã và đang thực hiện trên 5.000 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 4,5 triệu tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2009. Trong 5 năm trở lạ đây, vốn FDI đổ vào bất động sản (BĐS) chiếm khoảng 17,63 tỷ USD, luôn đứng thứ 2 trong tổng nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Trong 10 năm qua, thị trường bất động sản đã phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng, loại hình. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến cho thị trường BĐS vốn dĩ đang khó khăn lại trở nên khủng hoảng hơn. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Theo đánh giá, các chính sách này sẽ còn có tác động tích cực đến thị trường trong trung và dài hạn. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Phần lớn nguồn vốn còn lại chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng ngân hàng, huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp, hoặc vốn liên doanh liên kết, hợp tác (trong giai đoạn đầu) và vốn huy động từ khách hàng (khi đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai), thị trường BĐS chưa có các nguồn vốn trung dài hạn. Đây là nhận định của ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hồ Chí Minh khi trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Thời gian qua, thị trường BĐS có diễn biến khá phức tạp, với sự mất cân đối về nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, trung bình và trung bình khá là rất lớn. Trong khi đó, sự bất cập về mặt bằng giá của sản phẩm BĐS khi tiếp tục neo ở mức cao bất chấp thị trường gặp khó bởi hậu quả của đại dịch Covid –19. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Đây là một trong những đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội về công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị tại địa bàn. Trong đó, Sở Xây dựng cho rằng, TP cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng các dự án phát triển đô thị, hạ tầng khung; trong đó quan tâm đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng các dự án; bảo tồn, phát huy giá trị đô thị cũ kết hợp chỉnh trang đô thị; kết nối hạ tầng giữa đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh; đẩy mạnh đô thị hóa ở các đô thị vệ tinh. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, giá cho thuê nhà, mặt bằng “rớt” chưa từng thấy, có nơi giá giảm một nửa mà vẫn không có người thuê. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Đà Nẵng đang dồn toàn lực kích cầu du lịch với những ưu đãi chưa từng có, tạo đà hồi sinh cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng sắp đi vào vận hành. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Với chủ đề Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Xây dựng & Vật liệu xây dựng, triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội 2020 lần thứ 2 đã chính thức được khai mạc ngày 25/11 tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công, bảo trì công trình xây dựng thay thế Nghị định 46/2015/NĐ-CP, đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến đóng góp, vẫn còn nhiều điểm cần được hoàn thiện, bổ sung để phù hợp với các điều khoản của Luật Xây dựng năm 2020 (sửa đổi). Chi tiết xem TẠI ĐÂY