Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Báo chí thời đại số: trách nhiệm không chỉ là đưa tin

Kinhtedothi - Ngày nay, khi thông tin lan truyền với tốc độ chưa từng có và mạng xã hội trở thành một "kênh truyền thông" phổ biến, báo chí chính thống càng được kỳ vọng đóng vai trò dẫn dắt, phản biện và bảo vệ sự thật. Song, đi cùng với cơ hội cũng là thách thức lớn về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội - trung tâm báo chí lớn nhất cả nước.

Báo chí - Tấm lá chắn trước tin giả. Ảnh: Duy Khánh.

Cạnh tranh trong kỷ nguyên số

Trách nhiệm xã hội của báo chí từ lâu đã được hiểu là nghĩa vụ đưa thông tin trung thực, khách quan, kịp thời, đồng thời bảo vệ lợi ích cộng đồng, cổ vũ những giá trị tốt đẹp và lên tiếng cho những nhóm yếu thế trong xã hội. Trong kỷ nguyên số, khi mạng xã hội cho phép bất kỳ ai cũng có thể trở thành "người đưa tin", thì trách nhiệm của báo chí chính thống càng trở nên nổi bật: làm tấm lá chắn trước tin giả, bảo vệ sự thật và niềm tin công chúng.

Tuy nhiên, áp lực của mạng xã hội khiến báo chí dễ rơi vào tình trạng chạy đua tốc độ, "câu view". Không khó để nhìn ra một số tờ báo điện tử đang lấy mục tiêu cạnh tranh lượng view và lượt đánh giá (rating) bằng mọi cách, kể cả những cách có thể gây phản cảm. Chiếm tỷ lệ cao trong số đó là thông tin về giới giải trí, khai thác chuyện đời tư của các ngôi sao: những phát ngôn gây sốc, chuyện ăn mặc, tiêu tiền, chuyện yêu đương, ái tình... để thu hút sự chú ý của độc giả.

Chính do xu hướng này, không ít cá nhân cố tình "tạo scandal" để được báo chí quan tâm và được nổi tiếng. Đáng nói, việc đưa thông tin theo kiểu giật gân, câu khách này không chỉ trong lĩnh vực giải trí mà với các lĩnh vực khác như chính trị, xã hội, y tế, giáo dục… Nhiều bài viết cố tình khai thác thông tin theo kiểu mô tả kỹ lưỡng hành vi của tội phạm, khoét sâu vào nỗi đau của người bị hại. Hay cắt xén lời phát biểu theo hướng gây tranh cãi, bất chấp điều đó làm sai lạc hoàn toàn nội dung được phát biểu trên thực tế…

Thậm chí các thông tin xã hội nhạy cảm về cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cũng được giật tít một cách mập mờ, thiếu minh bạch gây hiểu lầm không đáng có, với mục đích là giúp cho bài viết được chú ý nhiều hơn… Những thực tế nêu trên cho thấy nguy cơ biến tướng tiêu cực của truyền thông báo chí, đưa thông tin với mục đích trục lợi mà xa rời tôn chỉ, trách nhiệm xã hội. Điều này này cần được quyết liệt chấn chỉnh xử lý.

Tấm lá chắn trước tin giả

Người làm báo phải không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ chuyên môn. Ảnh: Duy Khánh.

Thời điểm năm 2023, tại Hà Nội, một sự cố lan truyền thông tin về vụ bắt cóc trẻ em tại quận Hoàng Mai. Nhiều tài khoản mạng xã hội tung tin không kiểm chứng, gây hoang mang dư luận. Công an quận Hoàng Mai đã vào cuộc xác minh và khẳng định đây là thông tin sai lệch và cảnh báo người dân không chia sẻ nội dung này. Sau đó, các cơ quan báo chí của Hà Nội như: Kinh tế và Đô thị, HàNộimới; báo chí Trung ương: Vietnamplus, Tiền phong… đã vào cuộc kịp thời, đăng tải thông tin chính xác từ cơ quan chức năng, giúp ổn định dư luận…

Theo nhà báo Hà Minh Huệ - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, trong một thế giới thông tin đa dạng và phức tạp, việc đảm bảo tính chính xác, khách quan và đạo đức nghề nghiệp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

"Sự lan tràn của thông tin sai lệch, tin giả trên mạng xã hội đòi hỏi người làm báo phải tỉnh táo, bản lĩnh và có trách nhiệm cao trong từng tác phẩm của mình. Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ quan báo chí và sự thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng cũng đòi hỏi người làm báo phải không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ chuyên môn và tìm kiếm những phương thức truyền tải thông tin sáng tạo, hấp dẫn và hiệu quả hơn" - nhà báo Hà Minh Huệ chia sẻ.

Nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, để báo chí thực sự đồng hành và đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương, đất nước, cơ quan báo chí phải tiếp tục là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, phản ánh trung thực, kịp thời và sâu sắc các vấn đề của đất nước, đặc biệt là những chuyển động của xã hội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, trong thời đại số, báo chí cần chủ động chuyển đổi số, đổi mới phương thức hoạt động để bắt kịp xu hướng truyền thông hiện đại. Các cơ quan báo chí cần đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn nhằm nâng cao chất lượng thông tin; đồng thời khẳng định vai trò là nguồn tin chính thống, đấu tranh với các luồng thông tin sai lệch trên không gian mạng.

Báo chí trong kỷ nguyên số đang chịu áp lực lớn từ mạng xã hội, thị hiếu công chúng và sự phát triển của công nghệ. Tuy nhiên, chính trong bối cảnh ấy, trách nhiệm xã hội càng trở thành yếu tố cốt lõi để khẳng định vị thế và gìn giữ niềm tin công chúng.

Tại Hà Nội - nơi hội tụ nhiều cơ quan báo chí lớn, các sáng kiến đào tạo, chuyển đổi số và xử lý tin giả đang từng bước giúp báo chí chính thống giữ vững vai trò dẫn dắt. Đó là minh chứng rõ ràng rằng, chỉ khi báo chí thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, thì mới có thể lan tỏa được giá trị tích cực và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Xây dựng 2 Đề án và Chiến lược chuyển đổi số báo chí

Xây dựng 2 Đề án và Chiến lược chuyển đổi số báo chí

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
iPhone 17 Pro bắt đầu lộ diện

iPhone 17 Pro bắt đầu lộ diện

05 May, 09:40 AM

Kinhtedothi- Mới đây, hình ảnh rò rỉ về ốp lưng iPhone 17 Pro cho thấy thiết kế độc đáo cùng cụm camera được làm mới hoàn toàn.

Công nghệ chuyển mình mạnh mẽ với tinh thần "Make in Vietnam"

Công nghệ chuyển mình mạnh mẽ với tinh thần "Make in Vietnam"

04 May, 12:39 PM

Kinhtedothi - Những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước chuyển mình để trở thành quốc gia làm chủ và sáng tạo sản phẩm công nghệ số. Tinh thần "Make in Vietnam" - được khởi xướng từ năm 2019 đến nay đã không còn là khẩu hiệu, mà trở thành chiến lược phát triển bền vững, thể hiện qua những thành tựu cụ thể trong năm 2024 và đầu năm 2025.

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ số trong cải cách hành chính

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ số trong cải cách hành chính

03 May, 02:21 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ, Hà Nội đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ