Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bí quyết chọn tôm không bị "tiêm hóa chất"

Bằng Lăng (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tôm là món ăn giàu dinh dưỡng và thơm ngon, dễ ăn, dễ chế biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt tôm tươi ngon, không bơm hóa chất.

Giá trị dinh dưỡng của tôm

Bí quyết chọn tôm không bị "tiêm hóa chất" - Ảnh 1

Tôm ít calo nhưng giàu chất dinh dưỡng. Nguồn ảnh: Internet

Nói chung, tôm ít calo nhưng giàu chất dinh dưỡng. Loại hải sản này có thành phần chủ yếu là protein và nước. Ngoài ra tôm còn chứa các khoáng chất khác tốt cho sức khỏe. Trung bình, 100 gam chất dinh dưỡng trong tôm nấu chín là:

Lượng calo: 99.

Chất béo: 0,3 gam.

Carb: 0,2 gam.

Cholesterol: 189 miligam.

Natri: 111 miligam.

Chất đạm 24 gram.

Phốt pho, đồng, magie, canxi,..

Tác dụng của tôm đối với sức khoẻ

100g tôm có chứa 200mg canxi. Cũng cần lưu ý rằng nguồn canxi chính trong tôm tập trung ở thịt, chân và móng chứ không phải ở vỏ như mọi người vẫn nghĩ.

Trong tôm có hàm lượng lớn omega 3 giúp trí não phát triển tốt hơn rõ rệt. Ngoài ra, đối với người lớn, omega 3 cũng quan trọng không kém, giúp chống lại chứng trầm cảm và mệt mỏi, đồng thời giúp trẻ hóa làn da.

100g tôm chứa 0,0115mg vitamin B12. Vitamin B12 là một loại vitamin có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa sinh hóa và năng lượng bên trong cơ thể. Chịu trách nhiệm tổng hợp nucleotide và protein

100g tôm có thể cung cấp cho cơ thể hơn 1/3 lượng selen cần thiết mỗi ngày, giúp cơ thể đào thải và loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể chúng ta một cách dễ dàng hơn.

Cách chọn tôm tươi an toàn, không bị bơm hóa chất

Chân tôm

Bí quyết chọn tôm không bị "tiêm hóa chất" - Ảnh 2

Ảnh minh họa. Nguôn ảnh: Internet

Khi mua tôm các bà nội trợ cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc thì hãy lựa chọn bởi đố mới là tôm ngon. Bên cạnh đó, bạn không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi nữa đừng dại mua về.

Hình dáng của tôm

Khi lựa chọn tôm bạn cũng hãy chú ý tới hình dáng bên ngoài của tôm, bởi với những con tôm hỏng, thân chúng thường uốn cong thành hình tròn chứ không có dáng thẳng hoặc hơi cong cong như tôm tươi.

Các bà nội trợ không nên mua những con tôm đã bị chảy nhớt. Phần lớn những con tôm này thường uốn cong thân thành hình tròn chứ không nằm thẳng như bình thường.

Muốn kiểm tra tôm, bạn nên dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau, rồi ngược lại, từ sau ra trước. Khi bạn cầm tôm lên nếu có cảm giác như có sạn dưới các ngón tay hoặc nhận thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì không nên mua chúng. 

Kiểm tra độ rộng giữa các khớp của tôm

Khi mua tôm muốn biết tôm còn tươi hay khôngtốt hơn hết là nhìn vào phần đuôi đầu tiên. Kiểm tra phần đuôi tôm nhằm xác định độ tươi sống của chúng.

Một trong những tuyệt chiêu để kiểm tra độ tươi của tôm. Đặc biệt, là đối với các loại tôm to, bạn đưa tôm ra ánh sáng và kéo dài con tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Khi bạn kiểm tra phần khớp này rộng chứng tỏ tôm kém tươi do để quá lâu hoặc để trong tủ đông trong thời gian dài, khớp tôm càng hẹp, thịt tôm càng tươi.

Cách phân biệt tôm sạch với tôm được “tiêm hóa chất”

Một trong những cách kiểm tra tôm tươi được nhiều bà nội trợ thông thái áp dụng đó là dành cho tôm đông lạnh hoặc đã hấp, bạn hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Khi bạn nhìn thấy các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

Bạn đừng bao giờ chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, bạn nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Lưu ý khi ăn tôm và cách bảo quản tôm

Lưu ý khi ăn tôm

Tôm bổ dưỡng cho cơ thể, nhưng đừng ăn quá nhiều. Người lớn không quá 100 gam mỗi ngày và trẻ em không quá 50 gam tôm. Vì tôm là hải sản nên chỉ nên dùng tôm hấp hoặc luộc để giảm thiểu số lượng côn trùng và ký sinh trùng gây ngộ độc.

Phụ nữ mới sinh cũng có thể bị khó tiêu và dễ hình thành sẹo lồi, vì vậy cũng nên hạn chế ăn tôm.

Không nên ăn cùng với các loại rau, cuống, quả có nhiều vitamin C vì khi vitamin C gặp độc tố tôm sẽ tiết ra chất độc và gây ngộ độc thức ăn.

Những người bị đau mắt đỏ và người bị hen suyễn không, bị ho nên ăn tôm vì chúng có thể gây kích ứng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu bị dị ứng với tôm, đừng bao giờ ăn dù chỉ một lượng nhỏ.

Cách bảo quản tôm

Tôm sau khi mua về bạn cắt bỏ râu, rửa sạch và để ráo. Chuẩn bị khay hoặc hộp bảo quản thực phẩm. Xếp tôm ngay ngắn vào bên trong. Bước cuối cùng là cho chúng vào ngăn đá. Khi chế biến tôm bạn lấy một lượng vừa đủ cho vào ngăn mát từ 3 đến 4 tiếng. Ngoài ra, có thể đợi rã đông qua đêm để hôm sau chế biến.