Bí thư Quận ủy yêu cầu công chức luôn nở nụ cười

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Quận ủy quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ về việc xây dựng chính quyền công sở thân thiện và trách nhiệm.

Ngày 21/4, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVI) để góp ý xây dựng 6 chương trình công tác lớn toàn khóa và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố. 

Buổi chiều cùng ngày, tại hội nghị, các đại biểu góp ý về Chương trình “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2016 – 2020”.

Chương trình xác định mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, tạo thuận lợi tối đa phục vụ nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
ong chung
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội nghị
Trọng tâm cải cách hành chính là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch, giảm thiểu thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; tổ chức bộ máy các cơ quan được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả; cải cách chế độ công vụ, công chức theo hướng xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ và chính quyền, đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chất lượng và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công...

Đến cuối năm 2016, tất cả các cơ quan đơn vị của Hà Nội phải công khai, minh bạch quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc trong nội bộ cơ quan, đơn vị; quy trình giải quyết công việc với người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Đến cuối năm 2017, Thành phố cung cấp từ 40 – 70% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đến năm 2020 cung cấp từ 70 – 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại tất cả các Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã.

Đến năm 2018, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của cơ quan hành chính và giải quyết TTHC đạt trên 80%.

Cũng trong năm 2016, tất cả các cơ quan, đơn vị của Hà Nội sẽ xây dựng xong quy chế, quy trình và phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị; xác định rõ những việc được làm, không được làm cho từng bộ phận, từng đơn vị. Cụ thể hoá các chế tài xử lý cán bộ, công chức vi phạm trách nhiệm và đạo đức công vụ nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Tại hội nghị, các đại biểu góp ý xung quanh hạn chế, nguyên nhân trong việc cải cách hành chính những năm qua như vấn đề thủ tục hành chính, thái độ phục vụ của công chức, viên chức, chất lượng quản lý chưa đồng đều, phân công công việc chưa cụ thể...

Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Quận ủy quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ, ông từng tham gia làm công tác cải cách hành chính ở các sở, ngành, địa phương, qua đó thấy việc cải cách hành chính “là loại vật chất gì đó mà không rõ, không sờ thấy được. Nó len lỏi vào các ngành, ngành nào cũng cần cải cách hành chính”. 
Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Quận ủy quận Nam Từ Liêm (Hà Nội)
Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Quận ủy quận Nam Từ Liêm (Hà Nội)
Về những tồn tại hạn chế được nêu ra trong Chương trình, ông đề nghị phân mảng rõ các nội dung từ thể chế, bộ máy, cán bộ; thủ tục hành chính; cơ sở vật chất... Ông nhấn mạnh đến một hạn chế đặc biệt: “Hà Nội có những người làm tốt nhưng ít được nhân điển hình, giới thiệu để lan tỏa. Đây cũng là tồn tại hạn chế của Chương trình”.

Về chỉ tiêu, đến cuối năm 2017, Thành phố cung cấp từ 40 – 70% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đến năm 2020 cung cấp từ 70 – 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại tất cả các Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã. Ông Hải băn khoăn về chỉ tiêu này và đề nghị xem xét kỹ hơn bởi  một trong những yêu cầu của mức độ 4 là trả tiền qua mạng; mức độ 3 là kê khai qua mạng. Trong khi đó, còn nhiều người dân, nhất là dân nghèo chưa có thẻ ngân hàng để thực hiện các việc này. 

Góp ý về các nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình, ông Hải bổ sung thêm nhiệm vụ “xây dựng chính quyền công sở thân thiện và trách nhiệm” trong mục cải cách tổ chức bộ máy hành chính. 

Ví dụ, tại quận Nam Từ Liêm, đây là quận được Thành phố ưu tiên thí điểm nên quận chủ động xây dựng chính quyền công sở thân thiện và trách nhệm với các nội dung: Xây dựng quy trình hợp lý; bảo đảm sự hài lòng của nhân dân thông qua đánh giá; công chức luôn luôn phải nở nụ cười; dân chủ nhẹ nhàng lịch sự; sẵn sàng xin lỗi nếu có lỗi, làm chậm...

Bí thư Quận ủy quận Nam Từ Liêm - ông Nguyễn Văn Hải cho hay, mô hình này được nhân dân ủng hộ, phấn khởi.

Kết luận nội dung làm việc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tại hội nghị, nhiều ý kiến nhận xét, góp ý vào Chương trình. 

Trong đó, nhiều ý kiến cũng bổ sung các giải pháp như đặt yếu tố con người làm trung tâm; đào tạo cán bộ phù hợp với chức danh; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ; xây dựng quy chế tổ chức theo dõi giám sát thường xuyên công việc của cán bộ công chức; nhân rộng điển hình tốt... Ông Nguyễn Đức Chung cho biết, Ban chỉ đạo Chương trình tiếp thu và sẽ bổ sung để hoàn thiện Chương trình.  

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần