Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bỏ thuế khoán hộ kinh doanh: minh bạch doanh thu, tránh thất thu thuế

Kinhtedothi – Việc thay đổi phương thức quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, chuyển từ thuế khoán sang xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế kỳ vọng sẽ tạo ra một “cuộc cách mạng” trong quản lý thuế, nhằm minh bạch doanh thu, tránh tình trạng thất thu thuế.

Hộ kinh doanh loay hoay, lo tăng chi phí

Theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, các hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm phải sử dụng hóa đơn điện tử có kết nối máy tính tiền. Việc quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử sẽ được áp dụng theo quy trình mới nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả giám sát hóa đơn, tránh thất thu thuế.

Như vậy, từ ngày 1/6, hàng chục ngàn hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm thuộc các nhóm ngành nghề như ăn uống, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bán lẻ… trên cả nước sẽ không còn nộp thuế khoán. Những hộ này sẽ chuyển sang xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế.

Hóa đơn điện tử là xu hướng tất yếu của thời đại số.

Trước quy định này, nhiều hộ kinh doanh tỏ ra lo lắng, loay hoay bởi trình độ công nghệ, không biết cách sử dụng phần mềm, thiếu thiết bị hóa đơn điện tử. Thêm vào đó, chi phí đầu tư ban đầu có thể là gánh nặng đới với những hộ và cá nhân có quy mô kinh doanh nhỏ.

Tại Hà Nội, hiện có khoảng 7.000 hộ kinh doanh cá thể có doanh thu 1 tỷ đồng/năm trở lên, trong đó quận Hoàn Kiếm có 4.000 hộ. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh thường nghĩ việc buôn bán nhỏ lẻ, nên ngại “đầu tư” sổ sách, giấy tờ, hóa đơn, công nghệ...

Bà Nguyễn Thị Tình – chủ một nhà hàng (Kiến Hưng, Hà Đông) cho biết, doanh thu nhà hàng của gia đình bà trung bình khoảng 100 triệu đồng/tháng. Như vậy, theo quy định, từ ngày 1/6 – nhà hàng của bà sẽ nằm trong diện phải xuất hóa đơn điện tử có kết nối máy tính. “Từ trước tới nay gia đình tôi nộp thuế khoán, nên không có nghiệp vụ về xuất hóa đơn điện tử. Với quy định mới, tôi sẽ phải đầu tư thêm thiết bị và thuê thêm một nhân viên chuyên đứng quầy để nhập thông tin cũng như xuất hóa đơn. Vì vậy, chi phí hàng tháng chắc chắn sẽ đội lên” – bà Tình chia sẻ.

Cũng chung băn khoăn trước quy định mới, anh Nguyễn Văn Tưởng – chủ một cửa hàng kinh doanh phở (quận Đống Đa) cho biết, quy định hàng hóa mua vào cũng phải có hóa đơn, chứ không chỉ có hóa đơn đầu ra. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nhỏ như rau thơm, hành mùi… thường mua ở chợ dân sinh, nên không có hóa đơn.

Ngoài ra, anh Tưởng cũng lo ngại việc xuất hóa đơn từng khách hàng sẽ gây gián đoạn việc kinh doanh, đặc biệt giá trị các đơn hàng của quán thường nhỏ, mỗi ngày lên tới hàng trăm hóa đơn, gây tốn chi phí và nhân lực.

Đứng ở góc độ chuyên gia tư vấn thuế, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Thuế Hà Nội Lê Thị Yến nêu thực trạng, hiện nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ thuế, duy trì thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, không xuất hóa đơn và thiếu bộ phận kế toán chuyên trách.

Cũng theo bà Yến, các hộ kinh doanh cần đặc biệt lưu ý một số rủi ro, tình huống thực tế, điển hình như mua hàng không có hóa đơn đầu vào khi bị kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, hộ kinh doanh dễ bị xử lý vì không chứng minh được tính hợp pháp của hàng, thậm chí có thể liên quan đến hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, là tình huống công ty khác tự ý xuất hóa đơn cho hộ, nếu hộ không kiểm soát được và không có giao dịch thực, rất dễ bị quy kết việc bán hàng không xuất hóa đơn, đồng thời có thể bị xử lý vì liên quan đến hành vi trốn thuế hoặc sử dụng hóa đơn không hợp pháp.

Vấn đề tiếp theo được bà Yến nhắc tới là dòng tiền cá nhân - doanh thu của hộ kinh doanh bị trộn lẫn. Nếu toàn bộ doanh thu chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ gây lẫn lộn với dòng tiền cá nhân, khó giải trình…

Cần hỗ trợ của nhiều bên

Trên thực tế, hóa đơn điện tử là xu hướng tất yếu của thời đại số, mang lại lợi ích lâu dài cho cả hộ kinh doanh, nhà nước và người tiêu dùng. Để triển khai thành công chính sách này, các chuyên gia cho rằng cần có sự chủ động, hợp tác từ các bên. Trong đó, hộ kinh doanh cần chủ động tìm hiểu, thay đổi thói quen, áp dụng công nghệ. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi. Cùng với đó, các đơn vị cung cấp giải pháp cần cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, giá cả hợp lý.

Áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP là bước chuyển quan trọng, giúp nâng cao minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính. Hiện các đội thuế đang rà soát doanh thu các hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng trở lên. Dữ liệu doanh thu do hộ kinh doanh tự khai trước ngày 5/12 hàng năm được dùng để xác định mức khoán.

Theo các chuyên gia, để chuẩn bị cho việc kết nối máy tính tiền và xuất hóa đơn điện tử, các hộ kinh doanh cần thay đổi tư duy, thích ứng với công tác thuế mới; rà soát số liệu tồn kho, công nợ, dòng tiền làm cơ sở số dư đầu kỳ để đưa vào hệ thống. Đặc biệt, cần luôn yêu cầu hóa đơn đầu vào; kiểm tra rà soát đầu vào để kịp thời phát hiện chênh lệch nếu có; nên mở tài khoản riêng cho hoạt động kinh doanh để tách biệt dòng tiền cá nhân - kinh doanh...

Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh, Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất, đồng thời cũng đảm bảo tuân thủ pháp luật về giá trị thuế. Các hộ kinh doanh cần đặc biệt chú ý đến các quy định về hóa đơn đầu vào. Việc quy định về hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào thì phải theo chế độ hóa đơn chứng từ. Trong quá trình kê khai, hộ kinh doanh cần chủ động khai báo doanh thu thực tế, tránh tình trạng bị Cơ quan Thuế phát hiện gian lận.

Gợi mở để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu trước thuế quan của Mỹ

Gợi mở để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu trước thuế quan của Mỹ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

28 Apr, 06:45 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

28 Apr, 03:00 PM

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam. Đây là sự công nhận cho những nỗ lực trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, từ đó khẳng định uy tín và vị thế của SeABank trên thị trường.

Vĩnh Phúc: nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP

Vĩnh Phúc: nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP

28 Apr, 01:52 PM

Kinhtedothi - Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết bền vững và ổn định đầu ra cho người dân, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai mô hình chuỗi sản xuất – tiêu thụ gà thương phẩm theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Sau thời gian thực hiện, mô hình cho thấy hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế lẫn khả năng nhân rộng.

Đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị: Lời giải cho bài toán tiêu thụ

Đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị: Lời giải cho bài toán tiêu thụ

28 Apr, 01:42 PM

Kinhtedothi- Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã giúp các làng nghề phát triển hàng Việt đặc thù. Tuy nhiên, khó khăn là việc đưa sản phẩm vào siêu thị tiêu thụ lại không dễ dàng. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi ngành công thương đẩy mạnh kết nối nhà sản xuất với DN bán lẻ, siêu thị qua đó đưa sản phẩm OCOP vươn xa.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ