Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình về lương giáo viên và học phí

Kinhtedothi – Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản gửi các ĐBQH để cung cấp một số thông tin về lĩnh vực GD&ĐT, trong đó đi sâu vào phân tích hai vấn đề “nóng” của ngành là lương giáo viên và học phí.

Lương giáo viên không đủ trang trải cuộc sống

Theo thống kê từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, năm học 2021 - 2022, cả nước có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành Giáo dục; trong đó số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc là 5.858 người (ở cả 4 cấp: Mầm non, tiểu học, THCS và THPT).

Chế độ, chính sách về tiền lương của giáo viên còn nhiều bất cập
Chế độ, chính sách về tiền lương của giáo viên còn nhiều bất cập

Giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành chủ yếu tập trung ở các  vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, ở đó giáo viên có nhiều  sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn. Một số ít địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, số giáo viên nghỉ việc cũng nhiều hơn các địa phương khác. 

Lý giải số giáo viên công lập nghỉ việc cao gần gấp đôi giáo viên ngoài công lập, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là do chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống. Hiện nay, giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng; trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống khá cao. Mặt khác, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác cho đội ngũ giáo viên. 

Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc đối với giáo viên còn lớn, làm hạn chế sự sáng tạo của giáo viên. Cơ sở vật chất các trường công lập chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động nghề nghiệp của giáo viên; tác động của nền kinh tế thị trường... cũng là những lý do dẫn đến một số giáo viên bỏ nghề và tìm kiếm cơ hội việc làm khác. 

Để hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh… phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo. Thêm nữa, Nhà nước cần quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Đặc biệt, đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học… 

Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương cần căn cứ điều kiện cụ thể để có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, cơ sở vật chất, nhà công vụ, đi lại… cho giáo viên....

Đề xuất chính sách học phí năm học 2022 - 2023 phù hợp

Theo lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, dự kiến đến năm  2025 tính đủ chi phí giáo dục đại học công lập, đến năm 2030 tính đủ chi phí giáo  dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi  thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng mức trần học phí gấp 2 hoặc 2,5 lần đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên nên cơ  bản đã bù đắp được chi phí theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW. 

Học phí là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận
Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định  mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức học phí của năm học 2021 - 2022 

Năm học 2022 – 2023, Bộ GD&ĐT đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ trong việc rà soát, đánh giá tác động của việc tăng học phí tới học sinh, sinh viên, hộ gia đình thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, đề xuất chính sách học phí năm học 2022 - 2023 phù hợp, ưu tiên kiểm soát lạm phát. 

Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023 (đã xin ý kiến góp ý của các thành viên Chính phủ), theo đó dự kiến học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập như sau:

Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định  mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức học phí của năm học 2021 - 2022  do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. Trường hợp địa  phương tăng học phí năm học 2022 - 2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021 - 2022. Mức hỗ  trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.  

Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên: Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt; khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách tăng chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục. 

Đối với học phí của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề  nghiệp công lập: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do cơ sở giáo dục đã ban hành theo quy định  của Nghị định số 81; Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đã quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Khuyến khích các địa phương bố trí và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện việc hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2022- 2023 đối với học sinh, sinh viên đang theo học các ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề bị tác động do dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương  trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

Thổi tình yêu Lịch sử cho học sinh bằng truyền thống địa phương

Thổi tình yêu Lịch sử cho học sinh bằng truyền thống địa phương

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ