Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các ngân hàng châu Âu chi hơn 1,1 tỷ euro để tinh giản đội ngũ lãnh đạo

Kinhtedothi - Hơn 2.000 lãnh đạo cấp cao đã rời hệ thống ngân hàng châu Âu từ 2018, cùng với đó là khoản chi trợ cấp thôi việc vượt mốc 1,1 tỷ euro trong nỗ lực tái cơ cấu toàn diện.

Ngành ngân hàng châu Âu đang chứng kiến một làn sóng thay máu ở cấp quản lý cao, với hơn hai nghìn nhân sự cấp cao bị cắt giảm trong bảy năm qua. Theo dữ liệu từ The Financial Times, một tờ báo tài chính có trụ sở tại Anh, các ngân hàng lớn tại châu Âu đã chi hơn 1,1 tỷ euro (1,18 tỷ USD) cho trợ cấp thôi việc từ năm 2018 đến đầu 2024.

Ba ngân hàng chi nhiều nhất là Deutsche Bank, HSBC và Santander, với tổng mức chi khoảng 850 triệu euro (910 triệu USD). Trong đó, ngân hàng Santander gây chú ý khi trả trung bình 780 nghìn euro (835 nghìn USD) cho mỗi lãnh đạo cấp cao rời vị trí. Một trường hợp cá biệt tại ngân hàng này từng nhận tới 11,2 triệu euro (12 triệu USD) khi rời ghế vào năm 2021.

Một cựu giám đốc phụ trách quản lý rủi ro tại Santander chia sẻ trong một cuộc thảo luận kín: “Tôi không bất ngờ khi được đề nghị rời vị trí, nhưng khoản hỗ trợ tài chính đi kèm khiến quyết định ấy trở thành một cách ra đi trong danh dự.”

Trụ sở ngân hàng Santander. Ảnh: Ngân hàng Santander

Gói thôi việc hấp dẫn và chiến lược tái định vị nhân sự

Bốn ngân hàng khác gồm Société Générale, BNP Paribas, Barclays và UBS cũng góp mặt trong danh sách các tổ chức chi mạnh tay cho việc cắt giảm nhân sự cấp cao. Tổng cộng bảy ngân hàng đã chi trả cho khoảng 2.100 người, với mức trung bình 540 nghìn euro (578 nghìn USD) mỗi người.

Những người trong danh sách chủ yếu là các lãnh đạo có vai trò điều hành  mảng kinh doanh có mức rủi ro lớn như đầu tư, giao dịch phái sinh và quản trị tín dụng. Đây là nhóm được đánh giá là có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc tài chính và khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng.

Trái với mô hình linh hoạt tại Mỹ, nơi các ngân hàng thường dễ dàng điều chỉnh nhân sự theo chu kỳ, các tổ chức tài chính châu Âu lâu nay vẫn thận trọng trong việc sa thải lãnh đạo cấp cao do ràng buộc về pháp lý và văn hóa tổ chức. Tuy nhiên, sự phát triển của ngân hàng số và áp lực cắt giảm chi phí đang buộc các ngân hàng phải thay đổi tư duy.

Một chuyên gia tuyển dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Frankfurt nhận định: “Những gì đang diễn ra là hệ quả tất yếu. Các ngân hàng không thể vận hành mô hình cũ khi chi phí vốn ngày càng cao và khách hàng chuyển dịch sang nền tảng số.”

Không ít nhân sự cấp cao đã chủ động rời đi sau khi nhận được các đề nghị thôi việc kèm gói hỗ trợ tài chính hậu hĩnh. Với kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ sâu rộng, nhiều người nhanh chóng được các công ty công nghệ tài chính, quỹ đầu tư và tổ chức quản lý tài sản tiếp cận.

Ngoài yếu tố tài chính, sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo và các mô hình vận hành theo dữ liệu cũng khiến nhiều vị trí điều hành truyền thống trở nên dư thừa. Việc cắt giảm vì thế không chỉ là biện pháp tiết kiệm chi phí mà còn thể hiện định hướng chiến lược mới.

Đọc thêm: Căng thẳng thương mại khiến kinh tế toàn cầu đối mặt nguy cơ giảm tốc kéo dài

Ông Stéphane Durand, cố vấn cấp cao tại một hãng kiểm toán uy tín ở Paris, nhận định: “Không ai mong muốn bị cho nghỉ việc, nhưng với một số người, đó lại là cơ hội để tái định hình sự nghiệp theo cách phù hợp hơn với thời cuộc.”

Từ những dữ liệu mới nhất và xu hướng tuyển dụng trên thị trường, có thể thấy ngành ngân hàng châu Âu đang ở bước ngoặt lớn trong chiến lược quản trị nhân sự. Những khoản trợ cấp hàng trăm nghìn euro là cái giá rõ ràng cho sự dịch chuyển mô hình hoạt động, nhưng cũng là cơ hội để các ngân hàng tái cấu trúc bộ máy theo hướng tinh gọn, linh hoạt và công nghệ hóa.

Ông Durand nhận định nếu xu hướng này tiếp diễn, không loại trừ khả năng một kỷ nguyên ngân hàng châu Âu với bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ, ít phân tầng và vận hành chủ yếu qua dữ liệu sẽ hình thành trong tương lai gần.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mỹ chia rẽ vì cắt giảm tài trợ khoa học

Mỹ chia rẽ vì cắt giảm tài trợ khoa học

21 Jun, 09:19 AM

Kinhtedothi – Một thẩm phán liên bang tại Boston vừa ra phán quyết ngăn chặn kế hoạch cắt giảm mạnh tài trợ của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF), cho thấy mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa các cơ quan tư pháp, học thuật và chính quyền Tổng thống Donald Trump trong vấn đề hỗ trợ nghiên cứu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ