Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cách khử mùi hôi của thịt đông lạnh hiệu quả nhất

Anh Đào (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -Thịt heo, thịt bò, gà, vịt… là những loại thịt thường thấy trong tủ lạnh của các gia đình. Thức ăn mua về cho vào tủ lạnh sau khi mang ra dễ có mùi hôi tanh khó chịu. Tham khảo ngay cách khử mùi hôi của thịt đông lạnh đơn giản, nhanh chóng.

Cách khử mùi hôi của thịt đông lạnh cho từng loại thịt

Khử mùi hôi của thịt heo

Cách khử mùi hôi của thịt đông lạnh hiệu quả nhất - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Thịt heo là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Thịt khi mua bên ngoài về bảo quản trong tủ lạnh dùng dần thì nếu không biết cách xử lý sẽ dễ bị bám mùi hôi, làm món ăn mất ngon. Một số cách để khử mùi hôi của thịt heo đông lạnh khi chế biến như:

Luộc thịt qua nước sôi trong 2-3 phút rồi đổ đi phần nước vừa luộc, sau đó rửa lại miếng thịt và chế biến theo cách của bạn.

Nếu làm thịt luộc, có thể cho vài củ hành đập dập vào nồi sẽ giúp khử mùi rất tốt.

Cho vài giọt rượu trắng vào nước luộc thịt rồi vớt thịt ra để ráo sẽ không còn mùi hôi nữa.

Pha hỗn hợp nước muối loãng và gừng đập dập sau đó ngâm thịt heo trong hỗn hợp khoảng 5- 10 phút.

Khử mùi hôi của thịt bò

Các cách để khử mùi hôi của thịt bỏ mà bạn có thể tham khảo là:

Ngâm thịt bò với rượu trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước vừa giúp khử mùi hôi và khi chế biến thịt sẽ mềm và ngon hơn.

Nếu mùi hôi không quá nặng, có thể rửa sạch thịt bò qua nước rồi sau đó rửa lại với rượu một lần nữa.

Dùng củ gừng đã nước đem giã nhuyễn và chà lên thịt bò để rửa thịt.

Đập dập một củ hành khô đã nướng để ướp thịt cũng sẽ làm giảm mùi hôi từ thịt bò.

Khử mùi hôi từ thịt dê

Thịt dê nổi tiếng bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món nhưng lại có mùi khá tanh. Do đó, bạn có thể áp dụng một số cách sau để khử mùi hôi từ thịt dê:

Cho thịt dê vào nước sôi cùng với bã rượu. Sau khi vớt ra thịt sẽ không còn mùi hôi nữa.

Rửa sạch thịt dễ với nước nóng, cắt thành các miếng to và luộc thịt cùng với các hương liệu như hồi hương, hồ tiêu, quế. Đến khi nước sôi thì thịt vớt ra sẽ hết mùi ngay.

Lấy một củ cải mang đi gọt vỏ và dùng tăm chọc nhiều lỗ xung quanh thân củ. Sau đó, cho củ cải vào nồi nấu chung với thịt dê để nó hút đi mùi hôi.

Cho đậu xanh vào nồi nấu chung với thịt dễ sẽ khiến mùi hôi biến mất.

Trộn thịt dê với giấm hoặc dầu ăn và nước cốt chanh, để trong vòng 2-3 giờ rồi mang đi chế biến.

Khử mùi tanh của cá

Cá là loại thực phẩm có mùi tanh nhiều nhất khi để đông lạnh. Một số mẹo để khử mùi tanh này như:

Sử dụng các loại gia vị để tẩm ướp như hạt tiêu, hành, ớt, gừng, rau cần để làm bớt mùi tanh.

Ngâm cá trong nước muối hoặc nước vo gạo khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước.

Rửa cá bằng cách dùng muối chà sát để khử mùi tanh và giảm độ nhớt.

Ngâm cá với một ít giấm hòa với nước vừa có tác dụng rã đông vừa giúp cá mất đi mùi tanh khi chế biến.

Vắt một ít nước cốt chanh lên thịt cá và để vài phút sau đó chế biến sẽ không còn mùi tanh.

Khử mùi hôi của thịt vịt

Thịt vịt trông có vẻ ít mùi hôi tanh nhưng khi để đông lạnh mang ra, mùi hôi sẽ dễ khiến món ăn chế biến ra không được thơm ngon. Khử mùi hôi thịt vịt rất đơn giản, bạn có thể áp dụng các cách sau:

Rửa thịt vịt bằng cách chà sát với gừng đập dập và muối.

Ướp thịt vịt với rượu trắng trong vòng 30 phút.

Nếu làm món vịt luộc, bạn có thể luộc thịt với một củ gừng đập dập.

Khử mùi hôi thịt gà

Tương tự, với mẹo khử mùi hôi từ thịt gà, bạn có thể áp dụng các cách khử mùi hôi của thịt vịt đông lạnh. Ngoài ra, còn một số cách khác như:

Ngâm gà trong hỗn hợp muối, bia và hồ tiêu trong vòng 1 tiếng rồi vớt ra chế biến bình thường.

Ngâm gà trong nước gừng khoảng 3-5 phút.

Khử mùi hôi thịt tôm

Mùi tôm cũng khá tanh, nếu không biết cách xử lý còn dễ khiến cho món ăn của bạn không được tươi ngon. Thử nghiệm một số cách sau để khử mùi hôi của thịt tôm nhé:

Ngâm tôm đã làm sạch với muối và rượu trắng trong vòng 5-10 phút. Cách này không chỉ giảm mùi tanh mà còn giúp thịt tôm giòn và dai hơn.

Hòa chút đường vào rượu trắng, ngâm tôm vào hỗn hợp đã pha trong 1-2 phút.

Rửa tôm với nước muối pha loãng cũng giúp loại bỏ mùi tanh của thịt tôm.

Ngâm tôm trong hỗn hợp phèn chua pha loãng với nước và bóc sạch vỏ tôm.

Lưu ý khi chế biến thịt đông lạnh

Rã đông đúng cách

Hầu hết các bà nội trợ thường rã đông thực phẩm đông lạnh bằng cách cho vào nước lạnh hoặc nước ấm để làm tan lớp đông cứng. Nhưng cách này hoàn toàn sai quy trình và sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Khi rã đông thịt đông lạnh, bạn chỉ cần lấy thịt ra khỏi ngăn đông và để ở ngoài cho chúng tan từ từ theo nhiệt độ phòng, khi đang rã đông bạn không nên mở bao bì mà phải đợi tan lớp đông rồi mới mở ra để dùng.

Nếu bạn không có thời gian để chờ đợi mà đang cần chế biến gấp thì có thể đặt phần thịt đông lạnh cần sử dụng vào lò nướng hoặc lò vi sóng, canh thời gian và nhiệt độ thích hợp để tránh làm chín thực phẩm.

Một cách rã đông nữa đó là bạn cho phần thực phẩm đông lạnh cần rã xuống ngăn mát tủ lạnh và để tan từ từ. Nhưng nếu áp dụng cách này thì bạn phải chuẩn bị trước khoảng 24 giờ để chúng có thể tan hết phần đông.

Nhiệt độ bảo quản

Khi bảo quản thực phẩm đông lạnh, bạn cần đảm bảo nhiệt độ phần ngăn đông của tủ lạnh là -18 độ C, nhiệt độ này được xem là tiêu chuẩn bảo quản cho loại thực phẩm này, đặc biệt là không được tăng giảm nhiệt độ tùy tiện để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào thực phẩm.

Thời gian bảo quản

Đối với thực phẩm đông lạnh được bảo quản ở nhiệt độ chuẩn -18 độ C sẽ bảo quản được thời gian rất dài, có thể lên đến vài năm, nhưng mùi vị của chúng sẽ làm bạn cảm thấy khá khó chịu và có cảm giác mất ngon.

Theo Bộ thực phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị thì bạn nên vứt bỏ thịt chưa được nấu chín sau một năm để trong tủ đá và đối với thịt xay chưa nấu chín là 4 tháng, còn với thịt đã được nấu chín mà cất đông thì nên bỏ đi sau 3 tháng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Không sử dụng thực phẩm đông lạnh đã hết hạn

Mặc dù thịt đông lạnh hết hạn vẫn có thể sử dụng được nếu bảo quản đúng cách. Nhưng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn thì nên vứt bỏ chúng khi đã vượt quá thời hạn cho phép sử dụng, để tránh những bệnh do thực phẩm gây ra và các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.