Cách loại bỏ độc tố trong măng tươi hiệu quả nhất
Theo bác sĩ Trần Thị Trà Phương, hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, măng là loại thực phẩm phổ biến, được sử dụng dưới nhiều hình thức như măng tươi, măng khô hay măng đóng hộp. Loại thực phẩm này giàu chất xơ, chứa phytosterol giúp hạn chế hấp thụ chất béo xấu, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, măng còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, carbohydrate, axit amin và khoáng chất.
Tuy nhiên, măng tươi lại tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc do chứa hàm lượng cyanide cao. Trong 1 kg măng có thể chứa tới 230 mg cyanide. Khi vào cơ thể, dưới tác động của enzym tiêu hóa, cyanide chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) - chất cực độc, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau khi ăn khoảng 30 phút, gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt. Nếu nhiễm độc nặng, người bệnh có thể bị co giật, cứng hàm, suy hô hấp, tím tái và thậm chí hôn mê.

Không chỉ chứa độc tố tự nhiên, măng tươi trên thị trường còn nguy cơ nhiễm hóa chất do một số cơ sở sử dụng chất tẩy trắng để bảo quản, giúp măng màu đẹp hơn. Việc tiêu thụ loại măng này lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận và hệ tiêu hóa.
Để đảm bảo an toàn, măng cần được lựa chọn và chế biến đúng cách. Nên ưu tiên măng tươi tự nhiên, không qua tẩy trắng. Trước khi chế biến, cần rửa sạch, ngâm măng trong nước muối hoặc nước vo gạo từ 30-45 phút để loại bỏ bớt độc tố. Sau đó, luộc kỹ từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 15-20 phút, đồng thời mở nắp nồi để chất độc bay hơi.
Việc sơ chế đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố tự nhiên trong măng. Nếu sau khi ăn có các biểu hiện nghi ngờ ngộ độc, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Kiểm soát chặt bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Kinhtedothi - Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về an toàn thực phẩm (ATTP) vừa ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2025.

Mua tỏi nên chọn loại màu tím hay màu trắng?
Kinhtedothi - Tỏi rất dễ mua lại có giá thành rẻ, tuy nhiên khi đi chợ, nhiều người phân vân trước 2 loại tỏi màu trắng và màu tím. Nhìn bề ngoài 2 loại không có nhiều khác biệt, nhưng thực tế chúng có nhiều đặc điểm khác nhau.

Chất tạo ngọt sorbitol phát hiện trong kẹo rau củ Kera lợi hay hại?
Kinhtedothi - Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, kết quả kiểm nghiệm mới nhất của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia vừa công bố về kẹo rau củ Kera cho thấy sản phẩm này có chứa chất tạo ngọt sorbitol với hàm lượng 33,4 g/100g.