Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách phòng tránh, xử lý khi bị kiến ba khoang đốt

Kinhtedothi - Thời gian gần đâynhiều khu dân cư ở Hà Nội liên tiếp bị kiến ba khoang tấn công .Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi bị kiến ba khoang tấn công, người dân không nên dùng tay chà xát kiến, bởi như vậy sẽ làm độc tố lan rộng gây bỏng da.
Nọc độc hơn cả rắn hổ mang

Năm nào cũng vậy, cứ sau mua gặt, kiến ba khoang không còn chỗ trú ngụ tại các cánh đồng, nên chúng thường tìm đến các khu chung cư trên địa bàn Hà Nội. Người dân ở nhà đất bị “tấn công” đã đành, nhiều nhà chung cư ở tầng cao cũng không thoát khỏi sự “làm phiền” của loài côn trùng có nọc độc hơn cả rắn hổ mang.
 
Theo phản ánh của nhiều người dân ở quận Hoàng Mai, quận Nam Từ Liêm, huyện Hoài Đức, từ đầu tháng 10 cho đến nay, nhiều gia đình trên địa bàn cảm thấy hoang mang khi kiến ba khoang bất ngờ xuất hiện và lo lắng khi nghe đến nọc độc đáng sợ của loài kiến này. Nhiều người cũng cho rằng, người bị kiến ba khoang đốt tuy không gây nguy hiểm về tính mạng nhưng sẽ gây tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể.

TS. BS Lê Ngọc Duy - Trung tâm cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, những ngày qua, Hà Nội xuất hiện rải rác các ca viêm da tiếp xúc với côn trùng, trong đó gặp nhiều ở trẻ em.

Kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động, bị chà xát hoặc bị giết. Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ mang, tuy nhiên do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn nhưng nó đủ làm tổn thương da trầm trọng, bỏng da. Đặc biệt, khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Chất độc trong cơ thể kiến ba khoang được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà sát hoặc bị giết sẽ gây bỏng da, có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh. 

Theo TS Lê Ngọc Duy, khi tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang, tổn thương thường gặp ở vùng da hở như mặt, hai tay. Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa. Vết thương thường gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

Cách xử lý khi tiếp xúc với độc tố

TS Lê Ngọc Duy khuyến cáo, ngay khi tiếp xúc với kiến ba khoang, hãy lấy nước sạch mát rửa chỗ kiến đốt rồi cho xà phòng rửa. Hãy cố gắng rửa nhẹ nhàng để không làm trầy xước hoặc vỡ vết thương. Hoặc rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (0,9%) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó có đến cơ sở y tế để khám nếu cảm thấy không yên tâm.

Còn trong trường hợp vùng tổn thương nhỏ, không sâu, sau khi xử trí ban đầu rửa bằng nước muối sinh lý, bạn hãy nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc) vào những vùng tổn thương. Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau bên cạnh việc bôi hồ nước đều đặn.
Trong trường hợp nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên, bạn nên dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da. "Nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ cần bôi thêm dung dịch xanh metilen 1 % và nếu thấy có lo lắng, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Mỗi ngày nên bôi thuốc thành 2 lần, trước khi bôi bạn rửa sạch vết thương với nước muỗi loãng (có bán ở các hiệu thuốc)”- TS Duy lưu ý.
Làm theo những hướng dẫn trên, tình trạng viêm da do kiến 3 khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần. Trong quá trình theo dõi nếu thất bội nhiễm, bất thường nên đi kiểm tra.

Theo TS Duy, thông thường kiến ba khoang không tiết độc tố nếu không bị nghiền nát, chà xát. Vì thế, khi phát hiện kiến ba khoang đang bám trên da, thay vì đập nát con kiến (hậu quả khiến vùng da tiếp xúc kiến bỏng rát), hãy thổi phù cho kiến bay đi rồi dùng khăn giấy xử lý con kiến.

Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố. Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thực tế, kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…

Để phòng kiến ba khoang, trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu; kiểm tra quần áo trước khi mặc; kiểm tra khăn trước khi rửa mặt... Buổi tối nên hạn chế thắp đèn trong nhà, nếu thắp đèn cần đóng kín cửa để tránh thu hút kiến ba khoang vào nhà.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

07 Jul, 08:12 PM

Kinhtedothi - Một hộ dân tại phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng phản ánh hiện tượng bất thường khi sợi bún tươi mua tại chợ Hòa Châu đột ngột chuyển sang màu đỏ chỉ sau vài giờ để ngoài môi trường khô thoáng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc.

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

07 Jul, 07:15 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7/7, Bệnh viện E và Tổ chức Operation Smile phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị, phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác. Đây là mùa thứ 10 đánh dấu một chặng đường bền bỉ và đầy nhân văn trong hành trình "tái sinh” nụ cười cho hàng nghìn trẻ em theo mục tiêu của chương trình đề ra.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ