Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cách tiếp cận đúng đắn

Nguyên Sa
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đồng thời lên tiếng đòi hỏi phải có sự bình đẳng giữa các nước trên thế giới về tiếp cận nguồn vaccine phòng Covid-19 làm thời sự thêm một trong số những vấn đề nhức nhối nhất hiện tại trên thế giới.

Không ai có thể dự liệu chắc chắn đến khi nào dịch bệnh này mới được thế giới kiểm soát. Vaccine là một trong những biện pháp đối phó dịch bệnh hiệu quả nhất nhưng đồng thời bất công trong việc tiếp cận nguồn cung ứng, sử dụng vaccine lại là một trong những nguyên do và nguy cơ tiềm tàng nhất khiến cho thế giới không biết đến khi nào mới có thể kiểm soát được hoàn toàn dịch bệnh này. Đơn giản bởi chỉ còn một người và một nơi trên thế giới bị lây nhiễm dịch bệnh thì cả thế giới vẫn còn bị đe dọa bởi dịch bệnh.

Theo số liệu thống kê của WHO, tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã có hơn 1,9 tỷ liều vaccine thuộc các loại khác nhau được bài chế ra và cung ứng. Phần rất lớn được cung ứng cho và sử dụng ở số ít nước công nghiệp phát triển và chỉ phần rất nhỏ được phân chia cho các nước khác trên thế giới. Chỉ khi có bình đẳng, cân đối, công bằng trong tiếp cận nguồn cung ứng, sử dụng vaccine phòng ngừa dịch bệnh mới có thể giúp nhanh chóng đẩy lùi và chế ngự hoàn toàn dịch bệnh trên phạm vi cả thế giới là cách tiếp cận rất đúng đắn, hợp lý. Bình đẳng, công bằng, cân đối giữa các nơi trên thế giới về tiếp cận nguồn cung ứng và sử dụng vaccine vì thế rất cần được đưa vào chương trình nghị sự của mọi hội nghị, diễn đàn, gặp gỡ, trao đổi ở mọi cấp độ giữa các nước và đối tác trên thế giới, cả hiện tại lẫn trong thời gian tới.