Mô hình ý nghĩa
Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Thị Thiên Hương, những năm qua, Hội LHPN TP phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Sở Y tế Hà Nội tổ chức các đợt truyền thông bồi dưỡng nghiệp vụ về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho cán bộ, hội viên, tuyên truyền viên và cộng đồng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, 2 đơn vị đã tổ chức được 20 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về ATTP cho trên 1.800 cán bộ hội phụ nữ các cấp, đồng thời tổ chức hơn 200 buổi truyền thông phổ biến kiến thức về ATTP.Đặc biệt, năm 2019, Hội LHPN TP phối hợp với Chi cục ATVSTP Hà Nội xây dựng thí điểm mô hình tuyến phố ATTP có kiểm soát tại tuyến phố Mai Hắc Đế (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng). 100% cơ sở kinh doanh được kiểm tra đều đảm bảo 10 tiêu chí của tuyến phố ATTP. Hội LHPN TP cũng tăng cường phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản tại địa phương. Đến nay, các cấp hội đã hỗ trợ thành lập 14 hợp tác xã, 19 tổ hợp tác và 42 tổ liên kết; triển khai 139 điểm phân phối thực phẩm sạch do các chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn của TP tới người tiêu dùng tại 12 quận.Tăng cường kiểm tra, giám sát Không những vậy, các cấp hội còn phối hợp với Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP từ quận, huyện đến cơ sở kiểm tra 100% xã, phường, thị trấn, 80% đến 100% bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm được kiểm tra ATTP... Cùng với tuyên truyền bảo đảm ATTP, các cấp hội triển khai lồng ghép cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đặc biệt, Hội LHPN TP đã phát triển, nhân rộng mô hình thúc đẩy vệ sinh ATTP có hiệu quả như: Mô hình chi hội phụ nữ thực hiện “Thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm”. Triển khai mô hình từ đầu năm 2017 (100% Hội LHPN quận, huyện, thị xã đăng ký thành lập hàng năm), đến nay trên toàn TP có 1.261 chi hội với trên 38.247 hội viên tham gia.Hay nhiều mô hình khác như: "Thực hiện đảm bảo ATTP trong khai thác sữa bò tươi”, “Thay đổi hành vi trong chăn nuôi và giết mổ lợn”; “Thực hiện sản xuất rau an toàn”, “Điểm phân phối thực phẩm an toàn” cũng được triển khai… Đến nay đã có trên 336.810 lượt hội viên, chủ cơ sở là người phụ trách bếp ăn tập thể của trường học, chủ DN và trên 1.520.000 lượt hội viên được tập huấn kiến thức ATTP. Các mô hình góp phần giúp hội viên phụ nữ và người dân nâng cao nhận thức về ATTP, tiến đến thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Thị Thiên Hương nhấn mạnh, thời gian tới, để công tác bảo đảm ATTP đạt kết quả tốt hơn, Hội LHPN TP tiếp tục chỉ đạo các cấp hội phụ nữ chủ động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và quy định về ATTP. “Đồng thời Hội sẽ vận động cán bộ, hội viên tham gia giám sát cộng đồng, phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng về những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm kém chất lượng, không bảo đảm ATTP, để cơ quan chức năng kịp thời xử lý vi phạm”- bà Lê Thị Thiên Hương cho hay.Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Trần Ngọc Tụ nhấn mạnh, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với Hội LHPN TP tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức mới về ATTP. Cùng với đó, vận động, hướng dẫn hội viên duy trì và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong sản xuất, chế biến, kinh doanh bảo đảm ATTP hiện có.
Hội LHPN TP đã phối hợp với Chi cục ATVSTP Hà Nội tổ chức hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm” gắn với tổ chức “Hội chợ giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn” do hội viên phụ nữ của TP sản xuất, chế biến. Thông qua hoạt động của hội thi, hội chợ đã thu hút sự tham gia của hàng trăm DN nữ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP.Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Trần Ngọc Tụ |
Trong quý III/2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thanh Oai đã xây dựng thành công 2 mô hình “Chi hội phụ nữ thay đổi hành vi trong ATTP” tại thôn Thị Nguyên (xã Cao Dương) và thôn Động Giã (xã Đỗ Động). Để mô hình đạt hiệu quả cao và lan tỏa mạnh mẽ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã tặng 50 làn nhựa, 30 hộp đựng thực phẩm an toàn cho các hội viên. Đồng thời, tổ chức cho cán bộ, hội viên phụ nữ ký cam kết trong việc thực hiện mô hình với những nội dung cụ thể như: Thực hiện đúng các quy định về điều kiện ATTP trong cung cấp dịch vụ ăn uống; tuân thủ các quy định về nguyên liệu thực phẩm, nước sạch; đảm bảo vệ sinh nơi bếp ăn, dùng bao tay nilon khi sơ chế thực phẩm; sử dụng làn nhựa đi chợ hàng ngày... Thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thanh Oai tiếp tục nhân rộng mô hình trên quy mô toàn huyện nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về tầm quan trọng của ATTP với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ đó thay đổi hành vi của phụ nữ và gia đình trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn. (Bình Minh) |