Cảnh báo an toàn công trình xây dựng
Những ngày qua, việc giải cứu cháu bé 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở công trình cầu Rọc Sen tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp được cả nước quan tâm theo dõi. Sự việc hy hữu này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề đảm bảo an toàn tại các công trình xây dựng.
Để cứu cháu bé, những ngày qua, cơ quan chức năng đã huy động tất cả lực lượng cứu hộ, cứu nạn tham gia giải cứu. Có thể nói, đây là vụ việc chưa có tiền lệ, bởi nó chưa từng xảy ra khi cháu bé 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông sâu tới 35m. Lực lượng cứu hộ đã sử dụng nhiều phương án khác nhau để giải cứu, tuy nhiên đến đầu giờ chiều ngày 3/1 vẫn gặp khó khăn do địa chất, địa hình, phương tiện...
Trước đó, ngay sau khi xảy ra sự việc, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 01/CĐ-TTg chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố tai nạn tại công trường thi công dự án cầu Rọc Sen. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ trì, tiếp tục phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung triển khai công tác cứu nạn kịp thời, bảo đảm yêu cầu nhanh nhất, hiệu quả nhất; kịp thời thăm hỏi, động viên gia đình người bị nạn.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng có liên quan tập trung phối hợp thực hiện việc cứu nạn, cứu hộ; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công các công trình, dự án, không để xảy ra các sự cố, tai nạn tương tự.
Thực tế, vấn đề đảm bảo an toàn công trình, công trường xây dựng luôn được đặc biệt quan tâm, bởi trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước, hàng chục năm qua đã xảy ra quá nhiều vụ tai nạn. Theo như thống kê của cơ quan chức năng, ngành xây dựng luôn chiếm tỷ lệ tai nạn lao động lớn nhất. Vì vậy, các quy định của pháp luật được ban hành đến thời điểm này rất chặt chẽ, thậm chí, hằng năm, cơ quan chức năng đều ban hành văn bản nhắc nhở, tuy nhiên, vấn đề đáng bàn là khâu giám sát chưa được quan tâm đúng mức.
Việc giám sát phải được tổ chức thường xuyên, liên tục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thi công dự án, công trình. Dẫu biết rằng, tai nạn xảy ra tại công trình xây dựng đang thi công có nhiều nguyên nhân nhưng sự việc xảy ra luôn xuất phát bởi sự chủ quan.
Trở lại vụ giải cứu cháu bé nêu trên, những người theo dõi thông tin vụ việc đều lo lắng, cầu mong cháu bé sớm được đưa lên mặt đất và có phép màu nhiệm của sự sống. Vụ việc thêm lời cảnh tỉnh về vấn đề an toàn tại công trình xây dựng, do đó, cơ quan chức năng cần sớm có kết luận vụ việc, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật, để tạo răn đe, không để những sự việc đáng buồn xảy ra trong thời gian tới.

Vụ cháu bé rơi xuống hố 35m, đưa máy chuyên dụng dò tìm
Kinhtedothi - Chiều tối nay, lực lượng cứu hộ vẫn đang tiến hành các biện pháp giải cứu cháu Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) rơi xuống hố sâu 35m tại công trình cầu Rọc Sen (trên tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình). Máy móc, thiết bị hiện đại đã được huy động hỗ trợ giải cứu.

Vụ cháu bé rơi xuống trụ sâu 35m, sử dụng phương án nhổ cọc nhồi
Kinhtedothi - 9 giờ sáng 3/1, công tác cứu hộ giải cứu cháu Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) vẫn đang được tiếp tục thực hiện với phương án mới.

Cháu bé rơi xuống trụ bê tông 35m, vẫn chưa nhổ được trụ để cứu bé
Đến sáng nay 3/1, lực lượng cứu hộ đã triển khai lồng xong ống vách thép để nhổ trụ bê tông để giải cứu cháu bé 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông 35 mét ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa nhổ được trụ bê tông lên.