Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm từ củ, quả rừng

Kinhtedothi - Thời gian qua, một số địa phương ghi nhận các ca bệnh ngộ độc nặng, thậm chí tử vong sau khi ăn củ, quả rừng có độc. Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế khuyến cáo, người dân tuyệt đối không ăn các loại động, thực vật lạ.
 Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Hà Linh
Nhiều người nhập viện sau khi ăn củ, quả rừng

Ngày 1/11, thông tin từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết, trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại các hộ gia đình liên quan đến cùng một loại củ rừng làm 7 người mắc và nhập viện. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng, cả 3 gia đình ở xã Phong Hải, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng mua loại củ rừng tại chợ Cốc Lầu và thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai của huyện Bắc Hà về nấu canh xương. Đây là loại củ có kích thước lớn (khoảng 5kg), bên ngoài có nhiều lông trông giống củ từ, mọc hoang dại trên rừng nên người dân thường gọi là củ từ rừng. Khi ăn phải loại củ trên, các bệnh nhân thường có chung biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn kèm theo tê lưỡi và tê bì đầu ngón tay chân.

Ngay sau đó, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã tìm ra loại độc tố gây ngộ độc này. Theo đó, 2 mẫu củ rừng được lấy tại các hộ gia đình nói trên đều thuộc loài Dioscorea hispida và có chứa Dioscorien. Dioscorien là alkaloid có độc tính cao thuộc các cây họ củ nâu (Dioscoreaceae). Ở Việt Nam, họ này có đại diện điển hình là cây củ nần, tên khoa học là Dioscorea hispida. Do có chứa độc tố cao nên khi ăn phải, người bệnh thường có biểu hiện ngộ độc như đau bụng, buồn nôn, nôn; ăn nhiều có thể bị bỏng rát họng, chóng mặt, nôn ra máu, ngạt thở và chết. Một miếng to bằng quả táo tây đủ để làm tử vong một người lớn trong 6 giờ, do đó tuyệt đối không được sử dụng củ nần làm thức ăn cho người và gia súc.

Để phòng tránh các sự cố tương tự, Cục ATTP khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn các loại động, thực vật lạ, các loại củ, quả rừng mà chưa biết rõ. Sau khi ăn nếu có biểu hiện không tốt về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Trước đó, hồi đầu tháng 10, Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương đã tiếp nhận 8 trẻ (từ 9 - 13 tuổi, ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai bị ngộ độc do ăn quả hồng trâu. Theo lời kể của các gia đình, trưa 2/10, trên đường từ trường về nhà, một nhóm khoảng 16 em học sinh thấy quả dại trên đồi chín nên hái ăn. Khoảng 3 giờ sau ăn, trẻ xuất hiện tình trạng nôn, lơ mơ, mệt mỏi, choáng váng kèm đau bụng dữ dội. Sau khi theo dõi, thấy tình trạng của trẻ ngày càng nặng, 9 gia đình đưa con đến BV Đa khoa huyện Văn Bàn cấp cứu và được chẩn đoán trẻ bị ngộ độc quả hồng trâu. Các bác sĩ tại BV đã nhanh chóng xử trí bằng gây nôn, truyền dịch, lợi tiểu, nhuận tràng cho 9 trẻ. Tuy nhiên, 1 trẻ đã tử vong do diễn biến bệnh nhanh, nặng và cấp tính. Đêm ngày 3/10, 8 trẻ còn lại được chuyển đến BV Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
 Hình ảnh loại củ rừng khiến nhiều người sau khi ăn phải nhập viện.
Cấp cứu và điều trị ngộ độc

TS Lê Ngọc Duy - Trưởng khoa Cấp cứu Chống độc, BV Nhi Trung ương cho biết, tại thời điểm nhập viện, 8 trẻ đều có tình trạng rối loạn nhịp tim, 5 trong 8 trẻ bị suy gan (chỉ số men gan tăng, có biểu hiện hủy hoại tế bào gan, rối loạn đông máu…), một số trẻ bị nôn, đau bụng. Các bác sĩ đã cấp cứu đồng thời hội chẩn các chuyên khoa cấp cứu chống độc, hồi sức, tim mạch, gan mật…, phối hợp điều trị và làm các xét nghiệm độc tố để phát hiện kịp thời các biến chứng khác của bệnh.

Theo TS Lê Ngọc Duy, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho các trường hợp bị ngộ độc hồng trâu mà chủ yếu là điều trị căn nguyên và triệu chứng. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện ngộ độc do ăn quả hồng trâu cần gây nôn, rửa dạ dày càng sớm càng tốt, cho trẻ uống than hoạt với liều 1 - 2 g/kg cân nặng, dùng 4 - 6 gói sorbitol (nếu không có thể cho uống lòng trắng trứng), tăng cường thải độc tố, duy trì chức năng sống (trợ tim - mạch, hô hấp, chống phù phổi cấp…), xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh chất điện giải trong máu cho trẻ.

Các bác sĩ lưu ý, gia đình khi thấy con ăn phải quả hồng trâu cần cho con uống nhiều nước và gây nôn, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất bằng xe cơ giới, tuyệt đối không để trẻ đi bộ. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, đặc biệt là trẻ em, các cấp chính quyền địa phương, gia đình và nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của quả hồng trâu cũng như các loại quả dại khác. Tuyệt đối không ăn thử nhằm tránh những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia, để tránh những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra, người dân, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không ăn các loại cây, củ, quả lạ mọc trong rừng. Trong đó có quả hồng trâu để phòng ngừa ngộ độc có thể dẫn đến tử vong.
Độc tố của quả hồng châu là alcaloid, chứa chủ yếu trong nhân hạt (chưa thấy trong cùi) của quả. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng là chủ yếu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

18 May, 06:40 PM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên những đoạn video, hình ảnh về trứng gà có biểu hiện bất thường như hai lòng đỏ, lòng trắng sền sệt như thạch, vỏ trứng quá bóng... Những người xuất hiện trong video khẳng định chắc nịch đây là "trứng gà giả". Thông tin này không mới nhưng lại tiếp tục khiến người tiêu dùng hoang mang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ