KTĐT - Bà Susan Bissell, Giám đốc về bảo vệ trẻ em của UNICEF nhấn mạnh hầu hết các hình thức bạo lực mà trẻ em phải chịu đựng là ở nhà và thường bị che giấu.
Ngày 15/10, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (OHCHR) đã lên tiếng cảnh báo tình trạng bạo lực đối với trẻ em vẫn nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Tại hội thảo đặc biệt về chủ đề bạo lực đối với trẻ em ở trụ sở New York, UNICEF và OHCHR cho biết ba trong bốn trẻ em được khảo sát trên toàn cầu phải trải qua những hình thức khác nhau của sự kỷ luật quá khắc nghiệt, 50% phải trải qua trừng phạt bằng bạo lực, 75% phải trải qua các hình thức xâm hại về tinh thần.
Bà Susan Bissell, Giám đốc về bảo vệ trẻ em của UNICEF nhấn mạnh hầu hết các hình thức bạo lực mà trẻ em phải chịu đựng là ở nhà và thường bị che giấu.
Bà Giám đốc này cũng kêu gọi các chính phủ, các tổ chức bảo vệ trẻ em nỗ lực đưa "tảng băng chìm" này ra ánh sáng để cảnh báo nhằm thúc đẩy các cách thức dạy dỗ và nuôi dưỡng trẻ em tích cực hơn, hiệu quả hơn; đặc biệt bảo vệ chúng khỏi bị xâm hại về thể chất cũng như về tinh thần.
Các nghiên cứu của UNICEF cũng cho thấy sử dụng các hình thức kỷ luật quá hà khắc, thậm chí ngay cả các hình thức nhẹ nhàng cũng để lại những hậu quả có hại rất lớn đối với trẻ em cũng như đối với xã hội, cản trở năng lực nhận thức của trẻ và thúc đẩy bản năng sử dụng bạo lực của trẻ trong tương lai.
Các hình thức trừng phạt tâm lý khắc nghiệt như miệt thị, đe dọa, hăm dọa, chế giễu sẽ có tác động rất tiêu cực đến cách hành xử của trẻ ngay trong thời niên thiếu cũng như khi trưởng thành.
Bà Santos-Pais, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc phòng chống bạo lực đối với trẻ em, nhấn mạnh các nước cần thực hiện chiến lược quốc gia toàn diện, phối hợp tốt giữa các cơ quan và được phân bổ ngân sách thực thi tương xứng để ngăn ngừa sử dụng bạo lực đối với trẻ em và tăng cường hành động của chính phủ khuyến khích sử dụng những hình thức nuôi dạy và trừng phạt trẻ em hợp pháp.
Bà cũng lưu ý nhu cầu cần phải coi trọng của trẻ em là phải được khai sinh để chúng được bảo vệ bởi pháp luật và được hưởng các phúc lợi từ chính phủ. Trên thế giới, mỗi năm có tới 50 triệu trẻ em không được khai sinh khi ra đời.
Tại hội thảo đặc biệt về chủ đề bạo lực đối với trẻ em ở trụ sở New York, UNICEF và OHCHR cho biết ba trong bốn trẻ em được khảo sát trên toàn cầu phải trải qua những hình thức khác nhau của sự kỷ luật quá khắc nghiệt, 50% phải trải qua trừng phạt bằng bạo lực, 75% phải trải qua các hình thức xâm hại về tinh thần.
Bà Susan Bissell, Giám đốc về bảo vệ trẻ em của UNICEF nhấn mạnh hầu hết các hình thức bạo lực mà trẻ em phải chịu đựng là ở nhà và thường bị che giấu.
Bà Giám đốc này cũng kêu gọi các chính phủ, các tổ chức bảo vệ trẻ em nỗ lực đưa "tảng băng chìm" này ra ánh sáng để cảnh báo nhằm thúc đẩy các cách thức dạy dỗ và nuôi dưỡng trẻ em tích cực hơn, hiệu quả hơn; đặc biệt bảo vệ chúng khỏi bị xâm hại về thể chất cũng như về tinh thần.
Các nghiên cứu của UNICEF cũng cho thấy sử dụng các hình thức kỷ luật quá hà khắc, thậm chí ngay cả các hình thức nhẹ nhàng cũng để lại những hậu quả có hại rất lớn đối với trẻ em cũng như đối với xã hội, cản trở năng lực nhận thức của trẻ và thúc đẩy bản năng sử dụng bạo lực của trẻ trong tương lai.
Các hình thức trừng phạt tâm lý khắc nghiệt như miệt thị, đe dọa, hăm dọa, chế giễu sẽ có tác động rất tiêu cực đến cách hành xử của trẻ ngay trong thời niên thiếu cũng như khi trưởng thành.
Bà Santos-Pais, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc phòng chống bạo lực đối với trẻ em, nhấn mạnh các nước cần thực hiện chiến lược quốc gia toàn diện, phối hợp tốt giữa các cơ quan và được phân bổ ngân sách thực thi tương xứng để ngăn ngừa sử dụng bạo lực đối với trẻ em và tăng cường hành động của chính phủ khuyến khích sử dụng những hình thức nuôi dạy và trừng phạt trẻ em hợp pháp.
Bà cũng lưu ý nhu cầu cần phải coi trọng của trẻ em là phải được khai sinh để chúng được bảo vệ bởi pháp luật và được hưởng các phúc lợi từ chính phủ. Trên thế giới, mỗi năm có tới 50 triệu trẻ em không được khai sinh khi ra đời.