CETA chính thức được Nghị viện châu Âu thông qua

Tú Anh (Theo BBC)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nghị viện châu Âu hôm 15/2 đã thông qua một thỏa thuận thương mại lịch sử với Canada.

Các nhà làm luật Liên minh châu Âu (EU) đã ủng hộ Thỏa thuận Thương mại và Kinh tế Toàn diện (CETA) với tỷ lệ thuận chống áp đảo ở 408-254.
 Thủ tướng Canada Justin Trudeau (giữa) ký Hiệp định CETA hồi tháng 10/2016.
 
Thỏa thuận dự kiến sẽ giúp cắt giảm tới 90% hàng rào thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ giữa thị trường 500 triệu dân của EU và 35 triệu dân của Canada. Một ngoại lệ đáng chú ý là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS), theo đó quy định những phương thức để các DN có thể kiện ngược chính phủ khi quyết định của nhà nước ảnh hưởng tới khoản đầu tư của họ. Phần gây tranh cãi này vẫn cần thêm sự ủng hộ của các nước thành viên EU để có hiệu lực.
Thỏa thuận này bị chia rẽ mạnh mẽ, với nhiều cuộc biểu tình phản đối tại châu Âu. Họ cho rằng hiệp định này ảnh hưởng tới luật lao động, các quy định bảo vệ môi trường và cho phép những công ty đa quốc gia lật ngược chính sách công.
Tương lai của CETA từng bị nghi ngờ tạm thời hồi tháng 10/2016 khi sau 7 năm đàm phán, vùng Wallonia của Bỉ đã phủ quyết thỏa thuận này do lo ngại ảnh hưởng quyền lợi các nông dân và chính quyền khu vực này.
Hiệp định được thông qua trong bối cảnh tương lai hệ thống thương mại toàn cầu đang bị nghi ngờ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Sau khi đắc cử, ông Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như bày tỏ kỳ vọng tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần