Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chỉ số Nasdaq chứng kiến tuần tăng điểm kỷ lục

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần này ghi nhận tuần tăng mạnh nhất của Nasdaq Composite kể từ đầu năm 2017, với mức 2,6%, theo sau là S&P 500 với 1,4%, trong khi Dow Jone ghi nhận mức tăng 1%.
Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, các chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều lập kỷ lục mới do dữ liệu kinh tế Mỹ ảm đạm làm giảm triển vọng nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Hiện thị trường dự báo khả năng lãnh đạo FED nâng lãi suất vào tháng 12/2017 giảm từ 55% hôm 13/7 xuống 48% sau khi dữ liệu được công bố.
Lĩnh vực tài chính thuộc S&P 500, vốn được hưởng lợi khi lãi suất tăng, đã giảm 0,5% và là lĩnh vực duy nhất suy yếu trong phiên ngày thứ Sáu. Tuần qua, lĩnh vực này đã mất 0,7% sau khi tăng vọt 1,5% trong tuần trước.
Các nhà giao dịch tại Sàn Chứng khoán New York. Ảnh: Reuters
Các ngân hàng Bank of America, Goldman Sachs và Morgan Stanley đều sẽ công bố báo cáo lợi nhuận vào tuần tới.
Các chuyên gia phân tích dự báo lợi nhuận quý II của các công ty thuộc S&P 500 sẽ leo dốc 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận quý I/2017 đã đánh dấu quý có thành quả tốt nhất kể từ năm 2011, theo dữ liệu của Thomson Reuters.
Đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu tài chính đã gây áp lực tăng điểm trong phiên, mặc dù JP Morgan Chase và các ngân hàng lớn khác đều công bố lợi nhuận hàng quý vượt qua kỳ vọng của Phố Wall.
4 ngân hàng lớn đã vượt qua được dự báo lợi nhuận hàng quý của nhà phân tích. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, nhà đầu tư vẫn kỳ vọng một kết quả tốt hơn nữa và triển vọng kinh doanh sáng sủa của các ngân hàng này.
Trong đó, cổ phiếu JPMorgan Chase giảm 0,9%, cổ phiếu Citigroup hạ 0,4% và cổ phiếu Wells Fargo mất 1,1%.
Vào ngày giao dịch cuối tuần qua, dữ liệu cho biết giá tiêu dùng không thay đổi trong tháng 6/2017 và doanh số bán lẻ giảm tháng thứ 2 liên tiếp, qua đó cho thấy triển vọng ảm đạm về lạm phát và kìm hãm kỳ vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong quý II.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch chỉ số Dow Jones tăng 0,4% lên 21.637,74 điểm, ghi nhận điểm kỷ lục thứ 3 liên tiếp, và thứ 25 về điểm chốt phiên giao dịch.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,5% lên mức kỷ lục 2.459,27 điểm, ghi nhận kỷ lục tăng cao nhất lúc chốt phiên từ ngày 19/6. Cổ phiếu của tất cả các ngành trừ tài chính đều nằm ở vùng tích cực. Cổ phiếu bất động sản và công nghệ lần lượt tăng 1,1% và 0,9%.
Trong khi đó, chỉ số Nasdaq tăng 0,6% lên 6.312,47 điểm, ngày tăng thứ 6 liên tiếp.
Hồi đầu tuần này, Phố Wall giao dịch khởi sắc sau khi Chủ tịch FED Janet Yellen cho biết ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất từ từ trong bối cảnh lạm phát thấp kéo dài.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ