“Chiêu trò" của ngân hàng Mỹ Silicon Valley 

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Ngân hàng Silicon Valley (SVB) - bà đỡ của giới công nghệ Mỹ - đã gài các điều khoản độc quyền buộc một số khách hàng phải trung thành với họ.

Trước cửa Ngân hàng Silicon Valley ở Santa Clara, California, Mỹ ngày 10/3/2023. Nguồn: CNBC
Trước cửa Ngân hàng Silicon Valley ở Santa Clara, California, Mỹ ngày 10/3/2023. Nguồn: CNBC

Các điều khoản khiến khách hàng không thể tự do lựa chọn nơi họ gửi tiền, mà chỉ được mở, duy trì tài khoản ngân hàng và phải sử dụng tất cả hoặc hầu hết dịch vụ của SVB, theo CNBC. 

Những thỏa thuận này đặc biệt phát sinh vấn đề sau khi SVB phá sản vào tuần trước. Giờ đây, khách hàng của SVB lo sợ rằng hàng triệu USD trong quỹ hoạt động của ngân hàng sẽ bị khóa vô thời hạn, đặc biệt khi Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) chỉ đảm bảo số tiền gửi 250.000 USD cho mỗi công ty. Theo FDIC, khoảng 90% trong số 175 tỷ USD tiền gửi của SVB không được bảo đảm.

Một trong những nạn nhân của SVB là công ty cho vay trực tuyến Upstart Holdings. Dựa trên một thỏa thuận tài trợ trị giá hàng triệu USD giữa hai bên, SVB yêu cầu công ty này phải duy trì tất cả các tài khoản tiền gửi, tài khoản thế chấp tiền mặt và tài khoản chứng khoán/đầu tư với mình. Hợp đồng cho phép công ty được mở tài khoản tại các ngân hàng khác, nhưng quy định nghiêm ngặt về quy mô.

Ngoài ra, DocuSign cũng có hợp đồng độc quyền với SVB, buộc công ty này phải duy trì các tài khoản lưu ký, điều hành và chứng khoán chính của mình với ngân hàng. Giao ước này là một phần của cơ sở tín dụng được bảo đảm giữa DocuSign và SVB vào tháng 5/2015. DocuSign được phép giữ các tài khoản tiền gửi hiện có tại Wells Fargo.

Bên cạnh đó, với các khách hàng khác như Sprout Social, Edgio, Dexcom hay Hyperion Therapeutics, SVB cũng yêu cầu ký những hợp đồng độc quyền tương tự như vậy.

Hiện, phía SVB vẫn chưa phản hồi những thông tin trên. Tương tự, DocuSign, Sprout Social, Edgio, Dexcom và Horizon cũng chưa có động thái gì.

Can thiệp từ phía chính quyền

Vào hôm 12/3, Chính phủ Mỹ đã đưa ra một loạt biện pháp khẩn cấp nhằm khơi dậy niềm tin của các ngân hàng sau sự sup đổ của SVB.

Sau một ngày đầy căng thẳng, các nhà quản lý Mỹ cho biết bắt đầu từ ngày 13/3, khách hàng của ngân hàng này sẽ có quyền truy cập vào tất cả các khoản tiền gửi của họ. Đồng thời, họ cũng sẽ được sử dụng thiết bị được cung cấp để truy cập vào các quỹ khẩn cấp. Ngoài ra, các ngân hàng vay từ SVB cũng được tạo nhiều điều kiện hơn trong các trường hợp khẩn cấp.

Cũng vào ngày 12/3, các cơ quan quản lý đã khẩn cấp đóng cửa Signature bank ở New York trước áp lực trong những ngày gần đây. Vào tối hôm đó, Tổng thống Joe Biden cho biết Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia đang tích cực làm việc với các cơ quan quản lý ngân hàng để nhanh chóng giải quyết vấn đề.

Ông Biden cho biết: "Người và doanh nghiệp Mỹ có thể tin tưởng rằng tiền gửi ngân hàng của họ sẽ ở đó khi họ cần. Tôi tin rằng những người gây ra mớ hỗn độn này sẽ phải chịu trách nhiệm và thực hiện mọi biện pháp để chấm dứt tình trạng trên".

Sự can thiệp của chính quyền Biden, cụ thể là những động thái liên tục của Fed và các ngân hàng trung ương nhằm đẩy lùi lạm phát, vốn đang gây căng thẳng cho hệ thống tài chính và thị trường toàn cầu.

Với việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, các nhà đầu tư cho biết hệ thống tài chính có thể chưa hoàn toàn thoát khỏi khó khăn. Fed sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 21-22/3.

Tất cả những người gửi tiền, bao gồm cả khách hàng có số tiền vượt quá mức tối đa được chính phủ bảo hiểm, sẽ được thanh toán toàn bộ - theo một tuyên bố chung của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang FDIC Martin Gruenberg vào tối 12/2.