Chính trường Italia đối mặt nhiều thử thách

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 26/2, tân Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại lưỡng viện Quốc hội, mở đường cho vị Thủ tướng trẻ nhất châu Âu thực hiện những cải cách để đưa nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng tiền chung châu Âu thoát khỏi cuộc suy thoái dài và nặng nề nhất kể từ sau Thế chiến II. Với 378 phiếu thuận, 200 phiếu chống và một phiếu trắng, Chính phủ của tân Thủ tướng Renzi đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Hạ viện, trước đó, ông Renzi đã giành được thắng lợi tương tự tại Thượng viện. Hai cuộc bỏ phiếu này là những trở ngại cuối cùng mà Chính phủ mới được thành lập vào cuối tuần trước phải vượt qua để có quyền điều hành đất nước. Với những kết quả này, ông Matteo Renzi chính thức được công nhận theo Hiến pháp là Thủ tướng Italia.

Kinhtedothi - Ngày 26/2, tân Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại lưỡng viện Quốc hội, mở đường cho vị Thủ tướng trẻ nhất châu Âu thực hiện những cải cách để đưa nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng tiền chung châu Âu thoát khỏi cuộc suy thoái dài và nặng nề nhất kể từ sau Thế chiến II.

Với 378 phiếu thuận, 200 phiếu chống và một phiếu trắng, Chính phủ của tân Thủ tướng Renzi đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Hạ viện, trước đó, ông Renzi đã giành được thắng lợi tương tự tại Thượng viện. Hai cuộc bỏ phiếu này là những trở ngại cuối cùng mà Chính phủ mới được thành lập vào cuối tuần trước phải vượt qua để có quyền điều hành đất nước. Với những kết quả này, ông Matteo Renzi chính thức được công nhận theo Hiến pháp là Thủ tướng Italia. 

 
 Tân Thủ tướng Italia Matteo Renzi.     Ảnh: AFP
Tân Thủ tướng Italia Matteo Renzi. Ảnh: AFP
Theo các chuyên gia, tìm cách phục hồi nền kinh tế là một trong những thách thức lớn nhất mà Chính phủ của Thủ tướng Renzi phải đối mặt. Bản thân, ông Renzi cũng thừa nhận rằng Italia đang ở trong ''vũng lầy'' kinh tế do sự yếu kém và nợ công cao ngất ngưởng. Một báo cáo vừa được Ủy ban châu Âu vừa công bố, nợ công của Italia trong tháng 1 đã tăng lên mức kỷ lục 133,7% GDP do các khoản nợ đến hạn phải trả cho khu vực kinh tế tư nhân. Điều đáng nói là, Italia có mức nợ công cao thứ hai tại Liên minh châu Âu (EU), chỉ xếp sau Hy Lạp - quốc gia vốn đang ngập trong nợ nần suốt mấy năm qua. EC cũng cảnh báo, nợ công của Italia sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, khi nền kinh tế chưa có những dấu hiệu phục hồi và chỉ giảm dần trong những năm tới nếu nền kinh tế được cải thiện nhiều hơn bằng những chính sách kích cầu và tăng hiệu suất công nghiệp và dịch vụ. Theo EC, tăng trưởng GDP của Italia trong năm 2014 sẽ thấp hơn so với dự đoán ban đầu, từ 0,7% xuống còn 0,6%. Tuy nhiên, báo cáo của EC cũng cảnh báo rằng, tỷ lệ tăng trưởng này sẽ còn thấp hơn nữa một khi Chính phủ mới không đưa được nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. 

Trước tình hình này, Thủ tướng Italia cam kết Chính phủ mới sẽ tìm cách để đưa đất nước ra khỏi cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Theo đó, ông Renzi sẽ thực hiện cải cách liên quan đến thị trường lao động như giảm hơn 10 tỷ EUR thuế thu nhập và lao động, thanh toán toàn bộ khoản tiền Chính phủ nợ các doanh nghiệp tư nhân. Về cải cách thể chế, ông Renzi đề xuất giảm số lượng nghị sĩ, đơn giản hóa bộ máy hành chính nặng nề và hạn chế bớt một số quyền của thượng viện đồng thời đưa ra luật bầu cử mới để đảm bảo sự ổn định của các Chính phủ từ nay về sau.

Rõ ràng, quyết tâm và nhiệt huyết của vị Thủ tướng trẻ nhất châu Âu đã được Quốc hội nước này ghi nhận, tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ông Renzi đang dẫn dắt Nội các thứ 4 của Italia trong vòng 2 năm qua. Chỉ cần những cam kết trên của Thủ tướng Renzi không phát huy hiệu quả trong vòng 100 ngày tới như lời hứa của ông với cử tri, số phận chính trị của ông sẽ được định đoạt và Italia lại có nguy cơ rơi vào một giai đoạn bất ổn mới.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần