Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chịu sức ép từ dự trữ toàn cầu tăng cao, giá dầu thế giới tiếp tục rơi tự do

Kinhtedothi - Giá dầu giảm mạnh trong phiên 27/4 do thị trường chịu áp lực từ dự trữ nhiên liệu tăng nhanh và nhu cầu suy yếu.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ dẫn đầu đà lao dốc trong phiên giao dịch này với mức sụt hơn 2 USD/thùng do lo ngại các kho dự trữ “vàng đen” tại Cushing, Oklahoma, có thể sớm đạt đến công suất tối đa.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6 hạ 2,86 USD, tương đương 16,88%, xuống còn 14,08 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giảm 83 xu Mỹ, tương đương 3,9%, được giao dịch ởmức 20,61 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 sẽ hết hạn vào ngày 30/4.
Thị trường dầu vừa ghi nhận tuần mất giá thứ 3 liên tiếp trong tuần trước, trong đó giá dầu Brent để mất 24% giá trị và dầu WTI giảm khoảng 7%.
 Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm mạnh trong phiên 27/4.
Các kho dầu dự trữ tại Mỹ đã tăng lên 518,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 17/4, gần mức cao kỷ lục 535 triệu thùng thiết lập trong năm 2017. Trong khi đó, lượng dự trữ dầu thô tại các tàu trên biển chạm mức cao kỷ lục 160 triệu thùng.
Theo các nhà phân tích dầu mỏ, dự trữ dầu tăng nhanh và nhu cầu yếu đang gây sức ép lớn cho các nhà giao dịch. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát các báo cáo từ các tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của thế giới như Exxon Mobil, BP Plc và Royal Dutch Shell trong tuần này.
“Thị trường dầu mỏ chịu áp lực giảm giá mạnh trong phiên giao dịch do các thương nhân lo ngại các kho dự trữ nhiên liệu tại Cushing sắp hết công suất” – chiến lược gia dầu mỏ Harry Tchilinguirian tại BNP Paribas nhận xét.
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo sụt giảm kỷ lục trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm 2% trong năm nay, tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, trong khi nhu cầu dầu mỏ hiện đã giảm hơn 30% do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Tại Mỹ, Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, ông Kevin Hassett, cho rằng việc đóng cửa nền kinh tế nước này do đại dịch Covid-19 là một cú sốc lịch sử, khi khiến tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến 16% hoặc cao hơn trong tháng này.
Ông Hassett nói thêm, đây là cú sốc lớn chưa từng có đối với nền kinh tế Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên mức đã được ghi nhận trong cuộc Đại suy thoái hồi những năm 1930. Theo nhận định của ông Hassett, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ giảm mạnh trong quý II/2020.
Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo GDP của Mỹ trong quý II/2020 sẽ giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự trữ dầu thế giới đang đầy lên nhanh chóng, qua đó làm tăng quan ngại rằng việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh từ tháng 5 tới sẽ không đủ mạnh để bắt kịp với nhu cầu sụt giảm do dịch Covid-19 gây ra.
OPEC và các nhà sản xuất dầu chủ chốt, dẫn đầu là Nga, được gọi là nhóm OPEC +, đã cam kết trong tháng này sẽ cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 5 và tháng 6.
Các nhà phân tích cho rằng tình trạng dư cung nhiên liệu trên thị trường sẽ còn kéo dài ít nhất cho đến hết tháng 6 tới do triển vọng đối với nhu cầu dầu mỏ tiếp tục suy yếu trong ngắn hạn./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ