Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chủ nghĩa tư bản cần phải thay đổi để có trách nhiệm hơn với xã hội

Theo TTXVN/VIETNAM+
Chia sẻ Zalo

Để trở nên thịnh vượng cùng với thời gian, mọi công ty không những phải thực hiện có hiệu quả về mặt tài chính, mà còn phải cho thấy công ty của họ đóng góp tích cực cho xã hội như thế nào. Một số chính trị gia nổi tiếng - trong đó có Thượng nghị sỹ Mỹ Elizabeth Warren và Thủ tướng Anh Theresa May cũng chủ trương theo đuổi một hình thức chủ nghĩa tư bản mang tính hòa nhập hơn và ít trục lợi hơn.

Tuy nhiên, bất chấp những lời kêu gọi hành động đó, đã không có nhiều thay đổi diễn ra.
Tác giả Mariana Mazzucato, giáo sư kinh tế học đổi mới và giá trị công cộng, hiện là Giám đốc Viện đổi mới và Mục tiêu công cộng UCL (IIPP) đã viết như vậy trong bài “Chúng ta hãy có đầu óc thực tế về mục tiêu theo đuổi,” đăng trên Project Syndicate.
Bản dịch bài viết được đăng tải độc quyền trên VietnamPlus.
Các công ty trên phố Wall quan tâm nhiều đến lợi nhuận hơn là trách nhiệm xã hội (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cách đây một năm, Larry Fink, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành BlackRock, Inc. (tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu của Mỹ, có trụ sở tại thành phố New York), viết một lá thư gửi 500 CEO đề nghị họ nhận thức lại về mục tiêu theo đuổi
Ông viết: “Để trở nên thịnh vượng cùng với thời gian, mọi công ty không những phải thực hiện có hiệu quả về mặt tài chính, mà còn phải cho thấy công ty của họ đóng góp tích cực cho xã hội như thế nào.”
Fink lập luận rằng việc các công ty hiện tập trung quá mức vào mục tiêu ngắn hạn đang làm hại khả năng tạo ra thêm giá trị về lâu dài. Một số chính trị gia nổi tiếng - trong đó có Thượng nghị sỹ Mỹ Elizabeth Warren và Thủ tướng Anh Theresa May cũng chủ trương theo đuổi một hình thức chủ nghĩa tư bản mang tính hòa nhập hơn và ít trục lợi hơn.
Rất nhiều doanh nghiệp nói như mật ngọt về trách nhiệm xã hội, về ảnh hưởng và mục tiêu xã hội của công ty, nhưng rất ít công ty đưa những điều họ nói vào những hoạt động cốt lõi của mình.
Tuy nhiên, bất chấp những lời kêu gọi hành động đó, đã không có nhiều thay đổi diễn ra. Khu vực tài chính vẫn “tự kỷ ám thị” và đầu tư phần lớn vào các phần khác của lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và bất động sản.
Các công ty giờ đây đã trở nên phụ thuộc quá nhiều vào khía cạnh tài chính, chi nhiều tiền hơn cho việc mua lại cổ phần cũng như cho cổ tức hơn là đầu tư vào nguồn vốn con người, máy móc và nghiên cứu và phát triển. Và chứng cuồng mua lại này đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, kể cả tại các công ty như Apple, nơi việc đổi mới đang giảm sút, có liên quan đến việc công ty này không chịu thực hiện việc tái đầu tư.
Rất nhiều doanh nghiệp nói như mật ngọt về trách nhiệm xã hội, về ảnh hưởng và mục tiêu xã hội nhưng rất ít công ty đưa những điều họ nói vào những hoạt động cốt lõi của mình
Fink cho rằng các công ty nên tập trung vào một nhóm lớn hơn những người tham gia chính: “Những cổ đông, nhân viên, khách hàng và những cộng đồng nơi họ làm việc.” Nhưng điều này sẽ đòi hỏi phải có những cơ cấu quản trị công ty mà nó sẽ giúp tối đa hóa giá trị của những người tham gia chính, chứ không phải giá trị của cổ đông - và cả Fink lẫn những doanh nghiệp có uy tín khác dường như đều không sẵn sàng đi theo con đường “Scandinavia” này.
Thay đổi thực sự có nghĩa là đặt việc xác định mục tiêu coi như công việc then chốt của công việc xác định giá trị do các công ty, chính phủ và lý thuyết kinh tế thực hiện và sau đó chuyển đến cho các chính trị gia.
Như tôi lập luận trong cuốn sách mới của tôi, Adam Smith và Karl Marx đã coi những điều kiện sản xuất khách quan - phân chia lao động, máy móc, và các quan hệ vốn-lao động - là điểm trung tâm trong nhận thức của họ về giá trị.
Tuy nhiên, trong kinh tế học tân cổ điển, giá trị chỉ đơn tuần chỉ là một chức năng trao đổi. Chỉ những gì được định giá cụ thể mới có giá trị, và nỗ lực “tập thể” bị loại bỏ, do chỉ có những quyết định của cá nhân mới có giá trị. Thậm chí, lương bổng bị coi chỉ là kết quả của những sự lựa chọn tối đa hóa tính tiện dụng của dân chúng giữa hành vi tiêu khiển với làm việc.
Theo quan điểm tân cổ điển, các chính phủ làm công việc tái phân phối lại giá trị được tạo ra ở những nơi khác. Hơn nữa, GDP không phải là lý do để giải thích cho giá trị của các dịch vụ công cộng chủ chốt như y tế và giáo dục. Mặc dù vậy, nó vẫn là lý do để giải thích cho những khoản phí tổn để thực hiện các dịch vụ đó (ví dụ lương trả cho giáo viên chẳng hạn), do vậy công chức không thể coi mình là “hữu ích” như Lloyd Blankfein, cựu CEO của Goldman Sachs, nêu ra ý kiến này vào năm 2009 nhằm vào nhân viên của ông.
Điều không có gì bất ngờ là các quan chức chính quyền, từ lâu bị tố là làm cái nghề “lấn át người khác,” đã tiếp nhận và biến thành của mình niềm tin cho rằng họ chỉ nên làm những gì không vượt ra ngoài việc chỉnh sửa những thất bại của thị trường. Tuy nhiên, những tổ chức công cộng đã đưa người lên Mặt Trăng và sáng tạo ra Internet đã làm nhiều hơn việc chỉ điều chỉnh lại những thất bại của thị trường. Họ có tham vọng, có mục tiêu và có sứ mệnh.
Để có đầu óc thực tế trong việc xác định mục tiêu, chúng ta cần phải thừa nhận rằng giá trị được tạo ra một cách tập thể cũng như cần phải xây dựng các quan hệ đối tác cộng sinh giữa các thể chế công và tư nhân với xã hội dân sự. Để làm điều này, chúng ta phải giải quyết 3 câu hỏi: tạo ra giá trị nào, làm cách nào để tránh tác động, và chia sẻ phần thưởng như thế nào.
Trụ sở Goldman Sachs tại London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Paul Polman, CEO sắp nghỉ của công ty Unilever, đã đúng khi tìm cách hướng công ty vào việc tạo ra giá trị phù hợp với những mục tiêu chủ yếu, đặc biệt là chương trình Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc.
Tất nhiên, chỉ riêng khu vực công hay tư nhân thôi là không thể đáp ứng được tất cả 169 mục tiêu cụ thể - xương sống của chương trình SDGs. Tuy vậy, các chính phủ có thể sử dụng những mục tiêu này để tạo ra những sáng kiến đòi hỏi phải có sự đầu tư và đổi mới từ nhiều tổ chức công, tư, và xã hội dân sự. Tôi đã cổ súy cho đường hướng này trong một báo cáo sau này đã trở thành một phần chủ chốt của chương trình Horizon (Đường chân trời) của Ủy ban châu Âu.
Nên giảm việc chọn những người thắng cuộc, mà nên tăng cường việc chọn ra những người sẵn sàng nhận trách nhiệm
Tương tự như vậy, khi đánh giá tác động về mặt xã hội, các công ty nên từ bỏ những mục tiêu mờ nhạt và tập trung vào những bước đi cụ thể nhằm giúp giải quyết những vấn đề tồn tại. Các thể chế tài chính nên từ bỏ việc đánh giá các khoản cho vay của họ dựa trên cơ sở công ty hay quốc gia thuộc phạm trù nào, mà thay vào đó là trên cơ sở những hoạt động giúp thành đạt những sứ mệnh cụ thể - chẳng hạn như loại bỏ túi nhựa khỏi đại dương hay tạo ra thêm những thành phố bền vững.
Đồng thời, các chính phủ nên giảm bớt sự hỗ trợ đối với các công ty và thay vào đó nên dựa nhiều hơn vào các chương trình mua lại và trao thưởng cho những sáng kiến đổi mới của công ty nhằm thành đạt các mục tiêu SDGs.
Nói cách khác, nên giảm việc chọn những người thắng cuộc, mà nên tăng cường việc chọn ra những người sẵn sàng nhận trách nhiệm.
(Nguồn: Getty Images)
Cuối cùng, các công ty phải cùng nhau chia sẻ phần thưởng cũng như rủi ro của công việc tạo ra giá trị. Lĩnh vực kinh doanh đã được hưởng lợi lớn từ đầu tư công không chỉ trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu, và hạ tầng cơ sở cơ bản, mà còn từ những công nghệ đang tạo ra sức mạnh của điện thoại thông minh ngày nay. Do vậy, các chính phủ có thể có thêm khoản lợi nhuận tích cực để bù đắp cho những khoản thiệt hại tiêu cực liên quan đến việc chấp nhận rủi ro.
Chẳng hạn, các chính phủ có thể mua một tỷ lệ cổ phần trong các công ty - như Tesla chẳng hạn - những công ty nhận được sự hỗ trợ tương tự như sự hỗ trợ dành cho những công ty bị thất bại - như công ty Solyndra chẳng hạn - hay tạo ra những khoản thu nhập không phải tiền mặt thông qua việc đặt ra những điều kiện đối với giá hàng hóa (như thuốc chữa bệnh chẳng hạn).
Tương tự như vậy, những điều kiện cho việc tái đầu tư lợi nhuận của công ty sẽ giúp làm giảm hiện tượng tích trữ tiền mặt và mua lại cổ phần. Có thể dẫn ra đây một ví dụ nổi tiếng, khi công ty Bell Labs được thành lập, các công ty độc quyền như AT&T đã chịu sức ép phải tái đầu tư lợi nhuận của họ. Hành động dũng cảm như vậy giờ đây đã không còn nữa.
Một chủ nghĩa tư bản có mục đích rõ ràng hơn đòi hỏi không chỉ chữ nghĩa, những gì nói ra và những cử chỉ thiện chí. Giới kinh doanh, chính phủ, và xã hội dân sự phải hành động cùng nhau, một cách dũng cảm, để đảm bảo rằng việc họ làm đi đôi với những điều họ nói./.