Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chưa cân đối nguồn lực để đầu tư 3 quốc lộ qua Thái Nguyên

Kinhtedothi - Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời ý kiến của Đại biểu Quốc hội Lý Văn Huấn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên gửi tới kỳ họp thứ 4 Quốc hội XV liên quan tới việc bố trí kinh phí đầu tư 3 tuyến quốc lộ qua tỉnh Thái Nguyên.

Văn bản cho biết, Bộ GTVT nhận được Công văn của Văn phòng Chính phủ về việc trả lời ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại Hội trường ngày 26/5/2023, trong đó, đại biểu Lý Văn Huấn - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên có ý kiến:

"Cử tri tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là cử tri các vùng có căn cứ cách mạng như các huyện ATK, Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ đã có nhiều kiến nghị. Đối với Bộ GTVT cần bố trí kinh phí đầu tư cho QL17, QL1B, QL3C để phát triển KT-XH, giảm nghèo, tạo tính lan tỏa, kết nối giao thông trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc, nhất là các vùng khó khăn tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang với các vùng kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm.

Bộ GTVT đã có nhiều văn bản trả lời những kiến nghị này, trong quá trình giải quyết vẫn còn nêu khó khăn về nguồn lực chưa được giải quyết. Tuy nhiên, qua Báo cáo của Chính phủ thì thấy vẫn còn nguồn ngân sách từ các chương trình chưa phân bổ hết. Đến nay, các kiến nghị vẫn chưa giải quyết triệt để. Cử tri vẫn chưa đồng tình với các kiến nghị, trả lời của các bộ, ngành".

Về ý kiến nêu trên, Bộ GTVT cho biết, theo Quy hoạch, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tuyến QL17 chiều dài 30,7km; tuyến QL1B chiều dài 44,7km và tuyến QL3C chiều dài 35km. Các tuyến quốc lộ này có quy hoạch đường cấp IV-III, quy mô 2 - 4 làn xe.

Trong thời gian qua, thực hiện quy hoạch, Luật Đầu tư công, Bộ GTVT đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các tuyến quốc lộ trên để dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 29/2021 tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án hạ tầng chiến lược chủ yếu là đường bộ cao tốc nên chưa cân đối nguồn lực để đầu tư 3 quốc lộ nêu trên.

Hiện nay, tổng số vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai 2021 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Bộ GTVT cơ bản đã được cấp có thẩm quyền phân bổ hết cho các chương trình, dự án. Trường hợp bổ sung thêm nhiệm vụ, dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, phải báo cáo Quốc hội theo quy định tại Nghị quyết 69/2022.

Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 63/2022 của Quốc hội, Bộ GTVT đã rà soát, ưu tiên cân đối khoảng 1.200 tỷ đồng để triển khai dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên, dự kiến khởi công vào quý IV/2023, hoàn thành năm 2025 để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh theo đúng nghị quyết của Quốc hội.

Đối với 3 tuyến QL17, QL1B, QL3C qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bộ GTVT xin ghi nhận ý kiến của Đại biểu Quốc hội. Trong giai đoạn trung hạn tiếp theo, Bộ GTVT sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí vốn để từng bước nâng cấp các tuyến đường theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

"Trước mắt, để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện bảo trì và sửa chữa một số đoạn tuyến bị hư hỏng, xuống cấp với tổng kinh phí trong giai đoạn 2020 - 2023 là 290 tỷ đồng (trong đó, năm 2023 đã bố trí 85,764 tỷ đồng)", văn bản trả lời của Bộ GTVT nêu rõ.

Vì sao dự án nâng cấp Quốc lộ 1A chậm tiến độ?

Vì sao dự án nâng cấp Quốc lộ 1A chậm tiến độ?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ