Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán châu Âu "nhuộm" sắc đỏ do bất ổn chính trị tại Italia

Kinhtedothi - Trong phiên giao dịch ngày 28/5, phần lớn các thị trường chứng khoán châu Âu đều giảm điểm do tình hình bất ổn chính trị ở Italia trong bối cảnh nước này có khả năng phải tiến hành tổng tuyển cử sớm.
Trong phiên này, thị trường chứng khoán Italia giao dịch biến động mạnh khi chỉ số FTSE MIB không giữ được đà tăng khi mở cửa và giảm 2,1% về 21,932,69 điểm sau khi cả 2 đảng phái 5 Star Movement và League từ bỏ kế hoạch thành lập chính phủ liên minh, đẩy Italia vào khả năng phải tổ chức bầu cử sớm. Chỉ số FTSE MIB trong tuần trước mất 4,5%.
Bất ổn chính trị ở Italia nhấn chìm chứng khoán châu Âu.
Tình hình bất ổn chính trị đã đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Italia tăng và khoảng cách với lợi suất trái phiếu tương đương của Đức ở mức rộng nhất kể từ 2014.
Chứng khoán Italia giảm mạnh trong bối cảnh nước này có khả năng phải tổng tuyển cử sớm kéo theo một loạt thị trường châu Âu khác lao dốc. Chỉ số Stoxx Europe 600 đóng cửa giảm 0,3% xuống 389,82 điểm. Trong tuần trước, chỉ số này giảm 0,9%, chấm dứt chuỗi tăng điểm 8 phiên, vốn là chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 6/2014.
Trong khi đó, tại thị trường chứng khoán Tây Ban Nha, chỉ số IBEX- 35 kết phiên giảm 0,6% về 9.764,40 điểm khi nhà đầu tư lo ngại về sự ổn định của chính phủ đang cầm quyền.
Cùng với đà mất điểm của các thị trường trên, chỉ số DAX 30 của Đức giảm 0,6% về 12.863,46 điểm, và chỉ số CAC 40 của Pháp cũng mất 0,6% về 5.500,93 điểm. Thị trường Anh và Mỹ đóng cửa do nghỉ lễ.
Trong khi đó, phần lớn các thị trường chứng khoán ở châu Á phản ứng tích cực với kỳ vọng vào khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un như kế hoạch.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên 28/5.
Tại thị trường chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei 225 đóng phiên tăng 0,13% lên 22.481,09 điểm trong bối cảnh những lo ngại địa chính trị đã dịu xuống sau khi ngày 27/5, các quan chức Mỹ và Triều Tiên đã gặp nhau tại làng đình chiến Panmunjom để thảo luận về khả năng tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un.
Tại Trung Quốc, chứng khoán Hong Kong ghi nhận phiên tăng điểm nhờ những diễn biến lạc quan về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 0,67% lên 30.792,26 điểm. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite giảm nhẹ 0,20% xuống 3.135,08 điểm. 
Chứng khoán Singapore nhích 0,4% và chứng khoán Seoul tăng 0,7%, trong khi chứng khoán Sydney giảm 0,5%.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ