Chứng khoán Mỹ bị bán tháo, S&P 500 có đợt giảm dài nhất từ tháng 1

Nguyễn Thu
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 10/6 do nhà đầu tư bán tháo trước số liệu lạm phát chạm đỉnh từ năm 1981.

S&P 500 có chuỗi tuần giảm  dài nhất từ tháng 1/2022. Ảnh:AP
S&P 500 có chuỗi tuần giảm  dài nhất từ tháng 1/2022. Ảnh:AP

Theo CNBC, chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones “bay” 880 điểm (tương đương 2.73%) xuống 31,392.79 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 2.91% xuống 3,900.86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 3.52% còn 11,340.02 điểm.

Đà bán tháo diễn ra trên diện rộng, khiến gần như toàn bộ 30 cổ phiếu thành viên của chỉ số Dow Jones cũng đóng cửa trong sắc đỏ. Tại Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE), số cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 5 lần số cổ phiếu giảm giá.

Cổ phiếu Apple giảm 3,9%; Microsoft sụt 4,5%; Saleforce trượt 4,6%; và Amazon “bay” hơn 5%.

Phiên giảm này chứng kiến tuần giao dịch tồi tệ nhất trong nhiều tháng trở lại đây tại sàn Phố Wall. Tính chung trong tuần, Dow Jones giảm 4,58%, ghi nhận tuần lao dốc thứ 10 trong vòng 11 tuần. S&P 500 và Nasdaq lần lượt sụt 5,05% và 5,6%, đánh dấu tuần giảm thứ 9 trong vòng 10 tuần, đồng thời là tuần giảm sâu nhất của mỗi chỉ số kể tử tháng 1/2022

Báo cáo mới nhất được Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng mạnh nhất kể từ năm 1981, gây áp lực lớn lên thị trường chứng khoán. CPI tổng quát tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi CPI lõi không bao gồm giá lương thực-thực phẩm và năng lượng tăng 6%. Trước đó, các chuyên gia kinh tế được Dow Jones khảo sát dự báo mức tăng tương ứng 8,3% và 5,9%.

Chiến lược gia trưởng Lori Calvasina của RBC Capital Markets nhận định với đài CNBC “Dữ liệu này càng củng cố quan ngại của nhà đầu tư trong tuần này, đó là lạm phát. Mối lo lạm phát căng thẳng hơn dự báo đã khiến nhà đầu tư ở Phố Wall đẩy mạnh bán cổ phiếu trong tuần này”.

Đối với nhà đầu tư và công chúng Mỹ nói chung, chỉ số lạm phát tăng nóng đã làm gia tăng lo ngại về khả năng suy thoái đối với nền kinh tế Mỹ. Theo kết quả sơ bộ về chỉ số Chindex của Đại học Michigan, tâm lý người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6 thấp hơn nhiều so với kỳ vong và chạm mức thấp kỷ lục.

“Chỉ số này là bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của lạm phát đối với tâm lý người tiêu dùng. Chúng ta có thể tin rằng lạm phát sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực trong tương lai đối với tiêu dùng. Đó là một con số gây sốc, nhưng chính là những gì mà lạm phát có thể gây ra một khi ‘nóng’ như vậy” - chuyên gia Peter Boockvar của Bleakley Advisory Group nhận định..

Các nhà đầu tư dường như đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED sẽ trở nên cứng rắn hơn trong phản ứng với lạm phát. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm, vốn được xem là một trong những kênh nhạy cảm nhất với việc FED  tăng lãi suất, nhảy qua mốc 3% trong phiên ngày thứ Sáu, đạt cao nhất kể từ năm 2008

Cổ phiếu công nghệ chịu nhiều áp lực đi xuống nhiều nhất khi thị trường lo ngại về lãi suất cao và nguy cơ suy thoái kinh tế. Cổ phiếu Netflix giảm hơn 5%, cổ phiếu Nvidia sụt gần 6%. Cổ phiếu ngân hàng và các cổ phiếu có mức phụ thuộc lớn vào chu kỳ kinh tế cũng giảm la liệt, như Wells Fargo sụt 6%; Goldman Sachs mất hơn 5% giá trị; Boeing trượt 5%...

Chuyên gia tài chính Stanley Druckenmiller cho rằng áp lực xuất hiện thị trường gấu (thị trường đầu cơ giá xuống) vẫn lớn và nguy cơ suy thoái vẫn còn.

Chứng khoán Mỹ kết thúc tháng 5 bằng một đợt hồi phục khỏi mức đáy của năm 2022, với kỳ vọng rằng lạm phát đã qua đỉnh. Tuy nhiên, báo cáo CPI vừa công bố đã dập tắt hy vọng này. S&P 500 hiện đã giảm 19% so với mức kỷ lục và gần sát với mức đáy của năm thiết lập trong tháng trước.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần