Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyên gia giao thông: Đảm bảo lợi ích, sẽ không còn tiêu cực trong đăng kiểm

Kinhtedothi - Từ cuộc khủng hoảng đăng kiểm vừa qua, một câu hỏi lớn đặt ra: Trong tương lai phải làm gì để hệ thống đăng kiểm ổn định, bền vững? Phóng viên Kinh tế & Đô thị đã cuộc trao đổi với chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung về vấn đề này.

Theo ông, nguyên nhân do đâu mà các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) có nhiều sai phạm?

Thạc sĩ Vũ Hoàng Chung

- Điều tiếng về vòi vĩnh, tham nhũng trong ngành đăng kiểm đã có từ lâu. Đến nay mới có một cuộc điều tra quyết liệt và mở rộng như vậy. Có thể nói, sai phạm mang tính hệ thống từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam đến từng cá nhân tại các TTĐK.

Trên thì bao che, dưới thì vi phạm. Nguyên nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng ngày hôm nay bắt nguồn từ những cá nhân tham lợi, vi phạm pháp luật.

Mặt khác, kiểm định xe cơ giới là ngành kỹ thuật đặc thù, có vai trò then chốt đối với sự vận hành của xe cơ giới. Nhưng từ trước đến nay các TTĐK vẫn do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý, chính quyền và sở GTVT các địa phương không được giám sát chặt chẽ.

Kiểm định xe giống như thế giới riêng mà trong đó những người được trao quyền kiểm định tự tung tự tác. Nhất là từ khi có chủ trương xã hội hóa các TTĐK, vấn nạn chung chi ngày càng gây bức xúc hơn trong xã hội.

Vậy phải làm gì để thay đổi thực trạng đó, thưa ông?

- Khi những tập quán xấu trong đăng kiểm đã ăn sâu bén rễ, muốn thay đổi là rất khó khăn, cần quyết tâm rất lớn và lâu dài. Trước hết phải bắt đầu từ những đổi mới trong chính sách với xe cơ giới.

Các trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội còn hoạt động đều đang trong tình trạng quá tải. Ảnh: Phạm Hùng

Ví dụ như: Miễn đăng kiểm lần đầu đối với ô tô đăng ký mới; cho phép áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất khi xe xuất xưởng làm tiêu chuẩn lưu hành… Như vậy sẽ hạn chế được một lượng lớn xe ô tô đi đăng kiểm, qua đó giảm tiêu cực, chung chi.

Bộ GTVT cần cơ cấu lại bộ máy tổ chức, làm thực chất, nghiêm minh công tác thanh tra, giám sát, quản lý, điều hành để hạn chế tối đa tiêu cực phát sinh. Cương quyết không để những cá nhân coi kiểm định xe cơ giới là miếng mồi béo bở tham gia vào công tác, nhất là quản lý cấp cao như cục trưởng, cục phó.

Kiểm định xe cơ giới là lĩnh vực có sinh lời, thực tế đã được xã hội hóa và nhận được hưởng ứng từ nhiều DN ngoài quốc doanh. Nhưng nguồn lợi lại chảy vào túi một số cá nhân, trong khi đại bộ phận người lao động làm việc tại các TTĐK có thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống.

Muốn hệ thống đăng kiểm trong sạch rất cần có cơ chế rõ ràng, cho thu đúng, chi đủ. Đảm bảo kinh doanh có lời, đời sống người lao động ổn định, tiêu cực sẽ bị đẩy lùi bởi chính những người làm kiểm định.

Hiện nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang chịu áp lực rất lớn do đăng kiểm ùn ứ. Nhưng thực tế là các TTĐK báo cáo hoạt động trực tiếp cho Bộ GTVT chứ không thuộc quản lý của địa phương.

Đó là nghịch lý và cũng là một yếu tố dẫn đến tiêu cực. Nếu các địa phương được giao tổ chức, quản lý, giám sát, hậu kiểm sẽ chấm dứt tình trạng một mình Cục Đăng kiểm quản lý không xuể cả hệ thống trên cả nước, để phát sinh tiêu cực như hiện nay.

Theo ông nhận định, cuộc khủng hoảng đăng kiểm này sẽ còn kéo dài bao lâu?

- Tôi cho rằng người dân nên kiên nhẫn, cuộc khủng hoảng này sẽ sớm chấm dứt. Chính phủ và tất cả các bộ, ngành, địa phương đang vào cuộc rất nghiêm túc, quyết liệt, đặc biệt là sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Có lẽ không đến một tháng nữa tình hình sẽ được ổn định hơn. Nhiều TTĐK bị đóng cửa sẽ mở trở lại, nhân sự, máy móc ngành kiểm định được bổ sung, tăng ca, tăng kíp sẽ dần dần giải quyết khó khăn trước mắt.

Tuy nhiên, với những xe chưa kịp đăng kiểm đợt này, đề nghị cơ quan chức năng nên xem xét nới lỏng các biện pháp xử phạt lỗi chậm kiểm định để chia sẻ khó khăn với người dân.

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ