Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyên gia ngoại bàn về "một cuộc đổ xô đến Việt Nam" hậu Covid-19

Hương Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - SCMP hôm nay (19/5) dẫn loạt ý kiến chuyên gia nhận định cơ hội của bất động sản Việt Nam, trước một dòng dịch chuyển được dự báo của các nhà máy khỏi "công xưởng thế giới" Trung Quốc thời gian tới.

Bên trong một nhà máy tại Khu Hợp tác Kinh tế và Thương mại Trung Quốc - Việt Nam (KCN VCEP). 
Theo SCMP, sau khi đã cho thấy sức hấp dẫn với Apple, Samsung... trong việc chọn địa điểm đặt nhà máy để hạn chế thiệt hại từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung năm ngoái, bất động sản công nghiệp và dân cư của Việt Nam có khả năng nhận được làn sóng kích thích thứ 2 từ các công ty toàn cầu đang mong muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong khu vực.
"Điều này là do sự bùng phát của Covid-19", Sunny Hoang Ha, Giám đốc kinh doanh của SPG Land Việt Nam - thuộc tập đoàn Greenland Hong Kong Holdings - giải thích. Đóng cửa vì đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng và những căng thẳng thương mại, chính trị leo thang giữa Trung Quốc và các nước khác cường quốc kinh tế đang buộc nhiều công ty đánh giá lại chiến lược chuỗi cung ứng của họ. "Việt Nam có lợi thế", Sunny Hoang Ha nhận định.
Số liệu của hãng tư vấn bất động sản Mỹ JLL cho thấy, tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp ở khu vực phía Bắc Việt Nam, bao gồm thủ đô Hà Nội và Hải Phòng, tăng 200 điểm lên trung bình 72% trong quý đầu tiên năm 2020. Sự gia tăng theo xu hướng nhu cầu cơ bản, trước khi giảm dần từ tháng 2 trong bối cảnh đại dịch xảy ra.
Báo cáo của PropertyGuru thfi chỉ ra, sự xuất hiện dự kiến ​​của người nước ngoài và công nhân nhà máy cũng có thể cung cấp sự thúc đẩy cần thiết cho thị trường bất động sản dân cư địa phương, khi mà nguy cơ khủng hoảng kinh tế Covid-19 đã làm giảm 18% nhu cầu trong quý đầu tiên, với niêm yết bất động sản giảm 28% trong cùng kỳ.
Jeremy Williams - Giám đốc kinh doanh tại PropertyGuru, điều hành cổng thông tin Batdongsan.com.vn, tin rằng, với sự gia tăng của các nhà sản xuất nước ngoài, họ sẽ cần chỗ ở cho cả nhân viên ngoại quốc cũng như nhân viên địa phương đến từ các tỉnh khác. Các phân khúc dân cư sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng nhu cầu, giá cả sẽ nâng cao.
Các chuyên gia được cho đang theo dõi liệu động thái mới nhất của chính phủ Nhật Bản có thể thúc đẩy "một cuộc đổ xô" đến Việt Nam và các nơi khác. Tokyo tháng trước đã tiết lộ một quỹ 2,2 tỷ USD cho các nhà sản xuất của mình rời khỏi Trung Quốc, sau sự cố đứt gãy chuỗi cung ứng hồi tháng 1 do Trung Quốc bị phong tỏa.
Mỹ và các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cũng cho thấy họ sẵn sàng giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác. Lần lượt Apple, Nintendo và nhiều nhà cung cấp ở châu Á đã chuyển một số cơ sở sản xuất hoặc lắp ráp sang Việt Nam. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2018 chứng kiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng 10% lên 15,5 tỷ USD, đánh dấu năm thứ 7 tăng liên tiếp.
Tuy nhiên ông Williams lưu ý: "Mục tiêu xoay vòng chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc quá mức vào một nơi duy nhất sẽ chỉ thúc đẩy sự di chuyển. Lợi thế hơn cả của Việt Nam đến từ vị trí gần với Trung Quốc cũng như lao động lành nghề và có kỷ luật nhưng giá chỉ bằng một phần ở Trung Quốc".
Phản ứng nhanh nhạy của Việt Nam trước dịch bệnh Covid-19 cũng được ca ngợi như là một mô hình hoạt động khống chế sự lây nhiễm hiệu quả với chi phí thấp, để lúc này trở thành một trong những quốc gia đầu tiên có thể khởi động lại nền kinh tế.
Bên cạnh đó, dân số trẻ của Việt Nam được kỳ vọng sẽ cung cấp một đội ngũ chuyên gia tài năng có sẵn, tăng thêm sự hấp dẫn cho đầu tư vào quốc gia.