Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyện "thẻ xanh" Covid-19 ở châu Âu

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - It nhất 10 quốc gia EU đang ứng dụng thẻ xanh Covid-19 trong nỗ lực sống chung với dịch bệnh và thúc giục người dân tiêm chủng.

Thẻ xanh Covid-19 là gì?
Lần đầu tiên được giới thiệu ở Israel, hộ chiếu Covid-19 có nhiều tên gọi khác nhau tại các nước khác nhau, bao gồm thẻ sức khỏe, thẻ xanh, vé an toàn và thẻ “thông hành corona”.
Thẻ này thực chất là một tài liệu giấy hoặc kỹ thuật số - thường là thông qua ứng dụng điện thoại - mang mã QR cung cấp bằng chứng bạn đã được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, đã khỏi bệnh hoặc đã có kết quả xét nghiệm âm tính.
Tại EU, một số quốc gia đã phát triển thẻ Covid-19 quốc gia tương thích với chứng chỉ Covid-19 kỹ thuật số của châu Âu, chứng chỉ này được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại trong khối hay còn gọi là EUDCC.  
 Một thẻ xanh Covid-19 điện tử. Ảnh: Shutterstock.
Những quốc gia sử dụng thẻ xanh
Tại châu Âu, Áo, Bỉ, CH Síp, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Slovenia là những nước đã giới thiệu một số hình thức thẻ thông hành Covid.
Cũng có một quốc gia thử áp dụng nhưng không thành công. Ví dụ như ở Tây Ban Nha, chính quyền khu vực Canaries, Galicia, Cantabria và Andalucía muốn giới thiệu thẻ xanh Covid-19 nhưng đã bị các tòa án cấp cao khu vực tương ứng và tòa án cấp cao TƯ của nước này từ chối.
Những nước khác, chẳng hạn như Thụy Điển, đã thông qua EUDCC để cho phép du khách nhập cảnh và công dân đi lại dễ dàng trong khối, nhưng không yêu cầu thẻ này bắt buộc để tiếp cận các địa điểm và hoạt động với lý do muốn mở cửa cho tất cả mọi người cùng lúc.
Trong khi đó, Đan Mạch đã giới thiệu thẻ thông hành corona vào tháng 4 vừa qua. Tới nay,  với 80% người dân từ 12 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ, quốc gia này đã ngừng sử dụng do không thấy cần thiết nữa. Hộp đêm- một những địa điểm cuối cùng yêu cầu phải có thẻ, đã được miễn vào tuần trước.
Thẻ xanh cấp quyền đi lại tới những khu vực nào?
Các quy tắc rất khác nhau tùy vào mỗi quốc gia.
Thẻ sức khỏe của Pháp là bắt buộc đối để có thể tới rạp chiếu phim, nhà hát, bảo tàng, nhà hàng, quán bar, quán cafe (bao gồm cả khu vực sân thượng), hộp đêm, một số trung tâm mua sắm, vận tải đường dài, thể thao có tổ chức và các sự kiện công cộng như hòa nhạc và hội họp. Việc sử dụng thẻ được áp dụng rộng cho tất cả những người trên 12 tuổi từ cuối tháng 9.
Thẻ xanh của Italia cũng tương tự, nhưng không mở rộng đến khu vực sân thượng của các quán cafe hoặc nhà hàng. Một số bang của Đức yêu cầu người dân phải có thẻ Covid-19 để tiếp cận nhà hàng khép kín. Trong khi đó, Áo và Luxembourg cho tiệm làm tóc vào danh sách cần thẻ xanh để tiếp cận và Bồ Đào Nha yêu cầu với cửa hàng và khách sạn.
Một số quốc gia đã liên tục phải điều chỉnh quy định về thẻ xanh trong suốt mùa hè vừa qua. Chẳng hạn như ở Hà Lan, số ca bệnh tăng theo chiều xoắn ốc đã khiến chính phủ tạm thời ngừng kế hoạch cấp thẻ nhập cảnh cho phép các nhà hàng và quán bar. 
Mô hình này có thành công?
Nếu mục đích chính của thẻ xanh là thúc giục người dân đi tiêm chủng, thì tại một số quốc gia nơi người dân còn do dự về vaccine, chẳng hạn như Pháp – thì kế hoạch này đã thành công. Tháng 12 năm ngoái, theo các cuộc thăm dò, 60% người Pháp không chắc liệu họ có tiêm vaccine hay không. Nhưng kể từ giữa tháng 7, khi Tổng thống Emmanuel Macron công bố kế hoạch này, hơn 13 triệu người đã tiêm liều vaccine đầu tiên.
Cho đến nay, Pháp hiện đã tiêm nhất một liều vaccine phòng Covid-19 cho khoảng 88% người lớn và 85% trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên cũng khó có thể nói chắc chắn về sự cần thiết phải ứng dụng thẻ xanh bởi điều kiện tại các quốc gia là vô cùng khác nhau.