Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cơ cấu tổ chức sau khi sáp nhập của Bộ Xây dựng như thế nào?

Kinhtedothi - Ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng sau khi sáp nhập Bộ Xây dựng và Bộ GTVT.

Căn cứ theo Nghị định số 33/2025/NĐ-CP, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: quy hoạch, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật (gồm: cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; công viên, cây xanh đô thị; chiếu sáng đô thị; nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý không gian xây dựng ngầm; quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu dân cư nông thôn); kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng; nhà ở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; an toàn lao động trong thi công xây dựng.

Ông Trần Hồng Minh - Ủy viên T.Ư Đảng đã được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng sau khi sáp nhập Bộ Xây dựng và Bộ GTVT 

Quy định về việc đào tạo huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; người điều khiển phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định và đối tượng làm việc đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải theo thẩm quyền.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân, thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng còn có nhóm nhiệm vụ, quyền hạn về quản trị nội bộ, gồm: quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ; quản lý, tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư phát triển và xây dựng thuộc phạm vi quản lý của bộ; tổ chức thực hiện quản lý ngân sách Nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao, phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và theo quy định của pháp luật.

Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng có Bộ trưởng Trần Hồng Minh (Ủy viên T.Ư Đảng), 8 Thứ trưởng gồm: Nguyễn Văn Sinh, Bùi Xuân Dũng, Phạm Minh Hà, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Tường Văn, Nguyễn Xuân Sang, Nguyễn Danh Huy, Lê Anh Tuấn.

Và 23 đơn vị, giảm hơn 40% đầu mối, trong đó: 19 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, gồm: Văn phòng; Thanh tra; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Quy hoạch - Kiến trúc; Vụ Vận tải và An toàn giao thông; Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng; Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng; Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; Cục Phát triển đô thị, Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam.

4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của bộ gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin; Báo Xây dựng; Tạp chí Xây dựng; Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng.

Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định: Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng. Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.

Nghị định 33/2025/NĐ-CP giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ theo quy định.

Bộ Xây dựng đưa ra 8 giải pháp để kiểm soát giá nhà ở

Bộ Xây dựng đưa ra 8 giải pháp để kiểm soát giá nhà ở

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá kim loại đồng ngày 12/7: dao động trong biên độ hẹp

Giá kim loại đồng ngày 12/7: dao động trong biên độ hẹp

12 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) và sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange) dao động trong biên độ hẹp, giảm bớt cú sốc ban đầu do Mỹ công bố mức thuế nhập khẩu 50% có hiệu lực từ ngày 1/8.

Giá thép hôm nay 12/7: tiếp đà tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 12/7: tiếp đà tăng nhẹ

12 Jul, 02:05 AM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt hướng tới tuần tăng thứ ba nhờ hy vọng cải cách nguồn cung của Trung Quốc.

Bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi trước 15/7/2025

Bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi trước 15/7/2025

09 Jul, 08:32 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 6363/VPCP-CN ngày 9/7/2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hòa Liên - Túy Loan, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ