Còn 4.200 “điểm đen” tai nạn giao thông đường sắt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiện nay cả nước vẫn còn tồn tại khoảng 6.000 đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt. Trong số này, có khoảng 4.200 đường ngang dân sinh mở trái phép tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đường sắt - Thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết. Ông Đoàn Duy Hoạch - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, do tồn tại từ lịch sử, dọc hành lang đường sắt tuyến Bắc - Nam, người dân sinh sống hai bên rất nhiều nên rất khó đóng các đường ngang dân sinh mở trái phép.

Kinhtedothi - Hiện nay cả nước vẫn còn tồn tại khoảng 6.000 đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt. Trong số này, có khoảng 4.200 đường ngang dân sinh mở trái phép tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đường sắt - Thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết.

Ông Đoàn Duy Hoạch - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, do tồn tại từ lịch sử, dọc hành lang đường sắt tuyến Bắc - Nam, người dân sinh sống hai bên rất nhiều nên rất khó đóng các đường ngang dân sinh mở trái phép.

 
Từ đầu năm 2015 đến nay cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ TNGT đường sắt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn. (Ảnh: TTXVN)
Từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ TNGT đường sắt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn. (Ảnh: TTXVN)

Ông Hoạch dẫn chứng, có nơi ban ngày nhân viên đường sắt đóng đường ngang dân sinh thì đêm người dân lại mở ra. Do vậy, muốn đóng các điểm giao cắt này phải mở đường gom tập trung cho người dân qua lại, nhưng việc này liên quan đến kinh phí giải phóng mặt bằng và cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương.

Ông Hoạch cũng thừa nhận, ngành đường sắt "lực bất tòng tâm" bởi kinh phí để xử lý 6.000 điểm giao cắt đường ngang với đường sắt rất lớn cũng như cần chính quyền địa phương vào cuộc, tuyên truyền, thậm chí xử lý các hộ dân tự ý mở đường qua đường sắt. “Việc này cần phải có thời gian chứ không thể một sớm một chiều được. Hơn nữa, để bố trí đủ số lượng nhân viên gác, cảnh báo ở những điểm giao cắt với đường ngang dân sinh cũng lên tới con số rất lớn. Theo tính toán, mỗi điểm giao cắt cần khoảng 7 người để trực theo ca” - ông Hoạch nhìn nhận.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng an toàn giao thông đường sắt, Ủy ban ATGT Quốc gia cũng đã có Công điện yêu cầu Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành vào cuộc, kiên quyết không để phát sinh thêm các đường ngang trái phép giao cắt đường sắt; xử phạt vi phạm giao thông khi đi qua đường sắt đối với người tham gia giao thông đường bộ. Đối với các đường ngang không có rào chắn và thiết bị cảnh báo tự động ở khu vực đông dân cư, Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu phải có cảnh giới, đảm bảo an toàn.

Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1856/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, trong đó đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 phải xử lý được 6.000 điểm giao cắt với đường dân sinh.

Đối với các điểm giao cắt đường quốc lộ với đường ngang dân sinh, kế hoạch đưa ra mục tiêu phải xây dựng các cầu vượt giao cắt lập thể, vượt đường sắt hoặc hầm chui qua điểm giao cắt. Giai đoạn 2011 - 2015 tập trung cho tuyến đường sắt Bắc-Nam và gia đoạn 2016 - 2020 tập trung cho tất cả các tuyến đường sắt trên cả nước. Cũng thời điểm đó, số kinh phí dự tính cần để xóa bỏ các điểm giao cắt đường ngang dân sinh khoảng hơn 4.000 tỷ đồng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần