Trước thách thức đó, việc xuất khẩu trực tuyến thông qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) quy mô toàn cầu như Amazon không chỉ là giải pháp tình thế, mà còn mở ra nhiều cơ hội cho DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mở lối vào chuỗi cung ứng toàn cầuCục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin: Năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng doanh số TMĐT Việt Nam vẫn tăng 18%, đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. TMĐT đã trở thành một phương thức hữu hiệu để DN Việt Nam mở lối vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đồng thời giảm thiểu rủi ro khi chuỗi cung ứng truyền thống bị đứt gãy, đình trệ do dịch Covid-19.Mới đây, tại Hội thảo “Xuất khẩu hàng Việt ra thế giới cùng Amazon” do Cục TMĐT & Kinh tế số phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số Lại Việt Anh cho biết: Doanh thu TMĐT B2C toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2,883 tỷ USD (B2C là mô kinh doanh sử dụng riêng trong lĩnh vực TMĐT; chỉ kinh doanh cho đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân).
“Hiện nhiều DN vừa và nhỏ trên thế giới thông qua mạng mua bán online để tiêu thụ, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng toàn cầu. Bởi đây là hình thức bán hàng khá dễ dàng thực hiện, chi phí thấp hơn phương pháp kinh doanh truyền thống” - bà Việt Anh chia sẻ.
Đồng quan điểm này, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, việc bán hàng qua các sàn TMĐT là một trong những cách nhanh nhất để các DN có thể xây dựng thương hiệu riêng, từ đó đưa hàng hóa xuất khẩu ra toàn cầu, nhất là các DN nhỏ và vừa. Đứng ở góc độ DN, Phó Giám đốc Công ty công nghiệp Ameco Ngô Thị Thanh Hiền chia sẻ: Hiện 70% lượng hàng hóa của Ameco xuất sang hơn 50 quốc gia trên thế giới thông qua TMĐT. Cần thêm chính sách hỗ trợĐể hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những hỗ trợ từ cơ quan quản lý thì mấu chốt là DN phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng mới. Cục trưởng Cục TMĐT & Kinh tế số Đặng Hoàng Hải cho biết: Mặc dù nhận ra lợi ích của TMĐT trong việc mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế, nhưng nhiều DN Việt Nam vẫn còn chần chừ vì chưa thực sự làm quen với khái niệm, cũng như thiếu kiến thức lẫn kỹ năng trong lĩnh vực này. Nguyên nhân là do nguồn vốn, nhân lực và kiến thức kinh doanh trên TMĐT còn hạn chế, điều này dẫn đến việc DN không biết đến các chính sách hỗ trợ từ các sàn TMĐT. Đồng tình với ý kiến này, Giám đốc Quốc gia của Amazon Global Selling Việt Nam Gijae Seong khuyến cáo, để xuất khẩu được hàng hóa thông qua Amazon đòi hỏi DN phải đảm bảo các quy chuẩn nghiêm ngặt.
“Muốn xuất khẩu đồ chơi sang thị trường châu Âu và Bắc Mỹ qua Amazon, DN phải có giấy chứng nhận sản phẩm dành cho trẻ em của cơ quan chức năng. Trong Giấy chứng nhận này phải có thông tin về nhà sản xuất sản phẩm, DN nhập khẩu địa phương, ngoài ra cũng cần cung cấp hoá đơn mua sản phẩm để có được quyền bán hàng” - ông Gijae Seong ví dụ.Để khắc phục những khó khăn này, các DN cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ để giúp các công ty công nghệ, TMĐT, bán lẻ… tiếp cận nguồn vốn giá rẻ trong ngắn hạn hoặc nới lỏng điều kiện lên sàn đối với các DN trong nước để tận dụng nguồn vốn đại chúng, qua đó đẩy nhanh quá trình huy động vốn phát triển TMĐT.Để mở rộng thị trường xuất khẩu, trong thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp Cục TMĐT và Kinh tế số và Amazon Global Selling tổ chức đào tạo chuyên sâu cho các DN; đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistics phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa qua TMĐT. Phối hợp Google, Alibaba, Amazon và các sàn TMĐT tổ chức hội nghị kết nối, cập nhật kiến thức số, tăng hiệu quả kinh doanh trên môi trường trực tuyến cho các DN xuất khẩu…
Song hành cùng Bộ Công Thương trong việc chung tay giúp đỡ DN phát triển TMĐT xuyên biên giới, ông Gijae Seong cho biết: Amazon Global Selling đã chính thức khởi xướng chương trình “Kỷ nguyên bứt phá, hàng Việt vươn xa”, nhằm tăng cường hỗ trợ DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc cung cấp kiến thức TMĐT xuyên biên giới, hỗ trợ quá trình thiết lập, vận hành gian hàng trên Amazon.