Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đa dạng hệ thống dạy thêm ở một số quốc gia châu Á

Kinhtedothi - Dạy thêm, học thêm đang phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á do áp lực thi cử và những kỳ vọng cao trong nền giáo dục. Các trung tâm dạy thêm giúp học sinh nâng cao kiến ​​thức. Tuy nhiên, chúng cũng góp phần gây ra căng thẳng và làm gia tăng bất bình đẳng giáo dục.

Tầm quan trọng của hệ thống Hagwon tại Hàn Quốc

Hàn Quốc sở hữu nền giáo dục hàng đầu thế giới, với tỷ lệ lớn học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công này là hệ thống Hagwon - các trung tâm dạy thêm giúp học sinh nâng cao kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học.

Các trung tâm Hagwon đóng vai trò bổ trợ kiến thức ngoài chương trình chính khóa, cung cấp các khóa học về ngoại ngữ, toán học, khoa học, nghệ thuật và công nghệ thông tin. Đây là lý do giúp những trung tâm này trở thành lựa chọn phổ biến của các gia đình Hàn Quốc, nơi giáo dục được xem là yếu tố quyết định tương lai.

Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, tính đến tháng 5/2023, Thủ đô Seoul có hơn 24.000 Hagwon, gấp ba lần số cửa hàng tiện lợi trong TP. 78,3% số học sinh tham gia học thêm, với mức chi trung bình 400 USD/tháng (7,6 triệu đồng) vào năm 2022. Tổng chi phí dành cho Hagwon trong năm 2022 lên tới hơn 20 tỷ USD, phản ánh mức độ đầu tư dành cho giáo dục rất lớn của các gia đình.

Các trung tâm Hagwon đóng vai trò bổ trợ kiến thức ngoài chương trình chính khóa, cung cấp các khóa học về ngoại ngữ, toán học, khoa học, nghệ thuật và công nghệ thông tin. Ảnh: Yonhap

Hagwon giúp học sinh cải thiện kết quả học tập, tăng cơ hội vào các trường đại học danh tiếng. Với chương trình giảng dạy linh hoạt, những trung tâm này đáp ứng nhu cầu của từng học sinh, giúp các em tiếp cận kiến thức nâng cao, rèn luyện kỹ năng tư duy và học tập hiệu quả.

Không chỉ luyện thi, nhiều Hagwon còn đào tạo kỹ năng thực tế như lập trình, tiếng Anh giao tiếp, và kỹ năng mềm, giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho công việc tương lai. Đồng thời, môi trường học tập tại các trung tâm này giúp rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì và ý chí phấn đấu.

Dù hệ thống Hagwon mang lại nhiều lợi ích, Chính phủ Hàn Quốc vẫn luôn tìm cách giảm áp lực học thêm cho học sinh. Một trong những biện pháp quan trọng là quyết định loại bỏ các câu hỏi siêu khó trong kỳ thi tuyển sinh đại học, được Bộ Giáo dục công bố vào tháng 6/2023. Đây là những câu hỏi yêu cầu kiến thức vượt xa chương trình giảng dạy chính khóa, bắt buộc học sinh phải học thêm để có thể giải quyết. Việc loại bỏ những câu hỏi này sẽ giúp giảm áp lực cho học sinh và gia đình, đồng thời tăng cường vai

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra các chính sách quản lý chặt chẽ Hagwon nhằm bảo đảm chất lượng giảng dạy và hạn chế tình trạng học thêm quá mức. Chẳng hạn, từ năm 2008, giáo viên trường công lập bị cấm cung cấp đề thi cho các trung tâm này để bảo đảm tính công bằng trong các kỳ thi. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng liên tục siết chặt quản lý để ngăn chặn tiêu cực.

Muôn màu hệ thống dạy thêm tại Singapore

Singapore có hệ thống giáo dục công lập chất lượng cao với chính sách hạn chế việc dạy thêm, khuyến khích giáo dục chính khóa và các trường thường tổ chức lớp hỗ trợ sau giờ học cho học sinh yếu. Tuy nhiên, do áp lực từ các kỳ thi quan trọng như PSLE, O-Level và A-Level, nhiều gia đình vẫn lựa chọn học thêm để bảo đảm con em đạt thành tích cao nhất.

Hệ thống học thêm tại Singapore rất đa dạng, bao gồm trung tâm dạy thêm, trung tâm bồi dưỡng và gia sư tự do. Theo Đạo luật Giáo dục, các trung tâm dạy thêm có từ 10 học sinh trở lên phải đăng ký với Bộ Giáo dục Singapore, bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, an toàn cháy nổ và chất lượng giảng dạy. Giáo viên tại đây phải qua kiểm tra lý lịch và trình độ chuyên môn. Singapore cũng có quy định nghiêm ngặt đối với vi phạm chuẩn mực nghề giáo, đặc biệt trong các hành vi liên quan đến tội phạm tình dục.

Dạy thêm tại nhà hoặc qua gia sư tự do không bắt buộc đăng ký, nhưng phụ huynh nên kiểm tra kỹ chất lượng giảng dạy. Giáo viên công lập được phép dạy thêm ngoài giờ nhưng bị giới hạn không quá 6 giờ mỗi tuần, nhằm tránh tình trạng ưu tiên học sinh học thêm bên ngoài hơn học sinh chính khóa.

Chính phủ Singapore công nhận vai trò của học thêm trong việc hỗ trợ học sinh đạt mục tiêu học tập. Ngoài các trung tâm tư nhân, nhiều trường công lập tổ chức lớp bồi dưỡng miễn phí để bảo đảm cơ hội học tập công bằng. Dạy thêm tại Singapore vừa là hoạt động kinh doanh, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các chuyên gia giáo dục tại quốc gia này nhận định các trung tâm dạy thêm vẫn sẽ tiếp tục phát triển do áp lực thi cử ngày càng tăng cũng như mong muốn cải thiện chất lượng học tập từ các bậc phụ huynh.

Sự phổ biến của các Jukum tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, những trung tâm dạy thêm Juku đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh bổ sung kiến thức ngoài giờ học chính khóa để chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh quan trọng. Do sự chênh lệch giữa chương trình học chính khóa và đề thi đầu vào cấp III, đại học, nhiều phụ huynh cho con theo học tại các trung tâm dạy thêm này để tăng cơ hội cạnh tranh. Theo Statista, năm học 2021 - 2022, Nhật Bản có gần 6.000 Juku với 11.500 cơ sở đăng ký, thu hút hơn 14,5 triệu học sinh. Tổng số lượng các trung tâm Juku trên toàn quốc lên tới 55.000, phục vụ học sinh từ 6 tuổi trở lên.

Không chỉ tập trung vào toán, tiếng Nhật, các Juku còn cung cấp khóa học về nghệ thuật, thể thao, tùy theo nhu cầu học sinh. Juku hoạt động mạnh nhất vào mùa tuyển sinh cấp III và đại học, khi áp lực thi cử lên đến đỉnh điểm.

Các trung tâm phải đăng ký với chính quyền trước khi hoạt động nhằm bảo đảm chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, Juku cũng gây nhiều tranh cãi khi là một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực học tập đối với học sinh. Theo nghiên cứu của Kirsten Janssen (2019, Đại học Leiden, Hà Lan), phần lớn học sinh Nhật tham gia Juku ở một thời điểm nào đó, nhưng áp lực học tập có thể dẫn đến căng thẳng, trầm cảm, thậm chí tự tử.

Bên cạnh đó, chi phí học tại Juku khá cao, tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục, khi học sinh từ gia đình khá giả có lợi thế hơn trong các kỳ thi tuyển sinh. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc Juku làm gia tăng khoảng cách giữa học sinh.

Không cấm giáo viên dạy thêm nếu dạy tại nơi có đăng ký kinh doanh

Không cấm giáo viên dạy thêm nếu dạy tại nơi có đăng ký kinh doanh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

28 Mar, 09:19 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá vàng trong nước không ngừng “nhảy múa” những ngày vừa qua và xếp hàng “rồng rắn” mua, bán vàng, một số quan điểm cho rằng, cần có giải pháp huy động vàng trong dân để đưa khối lượng vàng ước tính hàng trăm nghìn tấn vào phục vụ mục đích phát triển kinh tế.

Hướng tới giá trị bền vững

Hướng tới giá trị bền vững

22 Mar, 06:25 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, thông tin về việc quy hoạch, đầu tư, cải tạo chỉnh trang một số khu vực quảng trường, không gian công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được dư luận xã hội, Nhân dân cả nước quan tâm.

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

22 Mar, 06:25 AM

kinhtedothi - Trước áp lực đô thị hóa và biến đổi khí hậu, các TP tại châu Á điều chỉnh quy hoạch theo hướng linh hoạt, ưu tiên tận dụng không gian, phát triển hạ tầng bền vững và mở rộng giao thông thông minh, nhằm cân bằng tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng sống.

Người dân ủng hộ

Người dân ủng hộ

21 Mar, 09:30 AM

Kinhtedothi - Đến thời điểm này, việc thực hiện quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông Hồ Gươm đều được các cơ quan chức năng, chuyên gia, nhiều người dân đồng tình ủng hộ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ