Đan Mạch triển khai đấu thầu điện gió ngoài khơi lớn nhất lịch sử
Ngày 22/4, Bộ Năng lượng và Khí hậu Đan Mạch cho biết đã tiến hành đấu thầu điện gió ngoài khơi lớn nhất từ trước đến nay. Cơ quan này cũng nhấn mạnh sẽ không trợ cấp cho các công ty cạnh tranh quyền lắp đặt tuabin tại sáu địa điểm với tổng công suất có thể lên tới 10 gigawatt (GW).
Dự kiến hoàn thành vào năm 2030, các trang trại gió đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Đan Mạch đạt được mục tiêu giảm 70% lượng khí thải CO2 so với năm 1990 vào cuối thập kỷ này.

Theo đó, các bên đấu thầu phải đưa ra mức giá sẽ trả cho nhà nước trong vòng 30 năm để giành được quyền thành lập các trang trại điện gió. Nhà nước sẽ sở hữu 20% cổ phần trong mỗi dự án được đấu thầu.
Bộ trưởng Bộ Khí hậu và Năng lượng Lars Aagaard cho biết: “Kể từ bây giờ, những bước tiếp theo sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc của thị trường”.
Bộ Năng lượng cho biết các công ty sẽ tham gia đấu thầu sáu địa điểm, tương đương với tổng công suất ước tính 6 GW. Tuy nhiên, do các công ty thắng thầu được phép lắp đặt càng nhiều tuabin càng tốt, tổng công suất có thể lên đến 10 GW hoặc thậm chí là cao hơn.
Nếu như theo ước tính trên, sản lượng năng lượng gió sản xuất ra sẽ nhiều hơn sức tiêu thụ của Đan Mạch. Sản lượng dư thừa có thể được xuất khẩu sang các nước láng giềng hoặc được sử dụng để sản xuất hydro.
Theo cơ quan này, chi phí xây dựng 1 GW gió ngoài khơi, đủ để cung cấp năng lượng cho khoảng một triệu ngôi nhà ở châu Âu, là khoảng 16 tỷ krone Đan Mạch (2,3 tỷ USD). Tính đến nay, Đan Mạch ngày đã lắp đặt tổng công suất gió ngoài khơi là 2,7 GW.

IMF: Các quốc gia nên định giá carbon ít nhất 75 USD/tấn vào năm 2030
Kinhtedothi - Carbon cần được định giá trung bình là ít nhất 75 USD/tấn trên toàn cầu vào cuối thập kỷ này để đạt được các mục tiêu về khí hậu trên thế giới.

Việt Nam dẫn đầu Châu Á Thái Bình Dương về mức giảm phát thải carbon
Kinhtedothi - Việt Nam nằm trong nhóm bốn quốc gia có mức giảm phát thải carbon cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2021.

Mua 1,2GW năng lượng sạch của Việt Nam, Singapore nhắm mục tiêu lớn
Kinhtedothi - Singapore sẽ nhập khẩu 1,2GW điện carbon thấp - chủ yếu là năng lượng gió - từ Việt Nam, để hoàn thành mục tiêu nhập khẩu 4GW năng lượng tái tạo vào năm 2035 thông qua nhập khẩu điện.