Dân mạng thích thú với bộ hình so sánh phở miền Bắc và phở miền Nam

Khang Nhi (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phở là món ăn phổ biến với người Việt Nam. Phở cũng là món ăn Việt Nam nổi tiếng nhất với du khách quốc tế. Mới đây, hình ảnh so sánh dễ hiểu, đơn giản giữa phở miền Bắc và phở miền Nam được dân mạng vô cùng thích thú.

Nhà văn Thạch Lam viết trong cuốn "Hà Nội băm sáu phố phường" rằng: "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon".

Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ".

Phở gà. Ảnh: Internet
Phở gà. Ảnh: Internet

Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....". 

Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt và nhiều rau. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc.

Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò cắt lát mỏng.

Dân mạng thích thú với bộ hình so sánh phở miền Bắc và phở miền Nam - Ảnh 1

Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ "chín-bắp-nạm-gầu", về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà, phở heo, phở tôm... Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, thịt vịt xiêm (ngan)....

Dân mạng thích thú với bộ hình so sánh phở miền Bắc và phở miền Nam - Ảnh 2

"Bánh phở", theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi.

Dân mạng thích thú với bộ hình so sánh phở miền Bắc và phở miền Nam - Ảnh 3

Nước dùng (nước lèo) nói chung được làm bằng việc hầm (người Bắc gọi là ninh) xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gà, khô mực và gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hành khô, tôm nõn, tôm he, địa sâm khô, đuôi bò, hạt ngò gai (mùi),... Công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật.

Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như: hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó mùi tàu (ngò gai) là loại lá đặc trưng của phở.

Phở bò. Ảnh: Internet.
Phở bò. Ảnh: Internet.

Phở luôn sở hữu một hương vị nổi bật và đặc biệt trong ẩm thực Việt. Phở không chỉ dừng lại là một món ăn có nguyên liệu chính được làm từ bánh phở tươi mà sự kết hợp cùng với các nguyên liệu và hương vị.

Đặc biệt hơn cả là phần nước dùng thanh ngọt, rau thơm hòa quyện cùng với gia vị đúng chuẩn. Khi thưởng thức bát phở vẫn còn nguyên độ nóng hổi và hương thơm tự nhiên của thịt bò, tất cả đã tạo nên một hương vị rất Việt, không thể trộn lẫn vào đâu.

Dân mạng thích thú với bộ hình so sánh phở miền Bắc và phở miền Nam - Ảnh 4

Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở. Phở được coi như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai, nước trong, bánh phở mỏng và mềm.

Tại Hà Nội đang thịnh hành ăn phở với quẩy (người miền Nam gọi là giò cháo quẩy) trong khi người miền Nam chỉ ăn quẩy với cháo.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần