Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dầu thế giới chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng giá mới?

Kinhtedothi - Các chuyên gia dự báo tình trạng thắt chặt cung - cầu trên thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ đấy giá dầu lên mức 90 USD/thùng trong thời gian tới.
Nga bắt đầu giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày từ đầu tháng 3 này. Ảnh: Tass

Theo một cuộc thăm dò của hãng Reuters công bố ngày 28/2, thị trường dầu thế giới sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt do Nga giảm sản lượng và Trung Quốc tăng lượng tiêu thụ, do vậy, giá dầu dự báo sẽ lên tới 90 USD/thùng vào nửa cuối năm nay.

Kết quả thăm dò 49 nhà kinh tế và phân tích dự báo rằng giá dầu thô Brent sẽ ở mức trung bình là 89,23 USD/thùng trong năm nay, giảm so với mức 90,49 USD/thùng trong tháng 1, nhưng vẫn cao hơn mức hiện nay đang vào khoảng 83 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI được dự báo ở mức trung bình 83,94 USD/thùng.

Theo một số nhà phân tích, giá dầu Brent đang trong xu hướng tăng lên mức 90 USD/thùng trong 6 tháng cuối năm 2023 sau khi duy trì ở mức 85 USD/thùng trong quý I và 88,6 USD/thùng trong quý II do nhu cầu giảm từ các khu vực tiêu thụ nhiều dầu mỏ như châu Âu, Mỹ.

Dự báo trên được các chuyên gia năng lượng đưa ra dựa trên những tín hiệu hồi phục nhanh hơn kỳ vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Các đánh giá trên thị trường “vàng đen” trước đây cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bắt đầu hồi phục từ giữa năm nay. Nhưng mới chỉ bước vào tháng 3, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc đã đạt mức tăng cao nhất trong hơn 1 thập kỷ. Cụ thể, Cục Thống kê Quốc gia của nước này cho biết chỉ số PMI - chỉ số đo lường tình trạng hoạt động kinh tế của ngành sản xuất - tháng 2 đã tăng lên 52,6 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 4/2012.

Như vậy, nền kinh tế Trung Quốc đang hồi phục nhanh hơn dự báo được giới phân tích đưa ra trước đó. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần một nửa mức tăng 2 triệu thùng/ngày về nhu cầu dầu mỏ trên thế giới, gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm nay.

Bên cạnh đó, bắt đầu từ tháng 3 này, Nga sẽ giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày và tiếp tục giảm tới 25% hoạt động xuất khẩu dầu từ các cảng miền Tây nước này. Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ả Rập Saudi sẽ tìm cách chuyển hướng các lô hàng dầu thô cũng như các sản phẩm tinh chế sang các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ.

Giám đốc điều hành công ty dầu khí Gazprom Neft của Nga, ông Alexander Dyukov, hôm 28/2 cho biết việc nước này sẽ cắt giảm 500.000 thùng/ngày bắt đầu từ tháng 3 là để cân bằng thị trường dầu mỏ trước tình trạng dư thừa toàn cầu. Ông Dyukov dự báo giá dầu có thể ở mức từ 80-110 USD/thùng trong năm 2023.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là nhóm OPEC+, nhiều khả năng  sẽ giữ nguyên chính sách sản lượng hiện tại đến hết năm nay với kỳ vọng giá dầu phục hồi lên ngưỡng 100 USD/thùng.

Chuyên gia trưởng về năng lượng Suvro Sarkar tại Ngân hàng DBS nhận định: "OPEC+ sẽ không vội vàng bơm mạnh dầu ra thị trường và liên minh này chỉ có thể thay đổi chính sách sản lượng vào cuối năm 2023 nếu điều kiện thị trường thay đổi”.

Trước đó, tại cuộc họp chính sách tại thủ đô Vienna (Áo) hồi tháng 10/2022, Các Bộ trưởng Năng lượng OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ ở mức 2 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 2% nhu cầu thế giới, từ tháng 11/2022 đến hết năm 2023 nhằm hỗ trợ thị trường năng lượng toàn cầu. Ngày 1/2 vừa qua, OPEC+ cũng đã nhất trí giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng hiện tại.

Về triển vọng nhu cầu, trong báo cáo thị trường hằng tháng công bố hôm 14/2, OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng thêm 2,3 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 101,87 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhiều hơn 100.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra trước đó.

Trong phiên giao dịch sáng ngày 2/3, giá dầu Brent giảm khoảng 13 xu Mỹ, tương đương 0,15%, về mức 84,18 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI sụt 17 xu Mỹ, khoảng 0,2% xuống còn 77,52 USD/thùng. Giá 2 mặt hàng dầu này đã tăng hơn 1% khi đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 3 nhờ nhận được sự hỗ trợ từ khả năng tăng nhu cầu tại Trung Quốc.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ