Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất áp thuế carbon toàn cầu cho vận tải biển

Kinhtedothi - Việc áp thuế carbon nhằm giảm phát thải khí carbon trong vận tải biển và thúc đẩy chuyển đổi sang nhiên liệu sạch.

Tuần này, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đang họp tại London để thảo luận về các quy định bắt buộc nhằm loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trong vận tải biển và áp dụng thuế carbon toàn cầu. Nếu thông qua, đây có thể trở thành bước ngoặt khí hậu quan trọng của thập kỷ.

Ngành vận tải biển hiện chiếm khoảng 3% lượng phát thải carbon toàn cầu và vận chuyển tới 90% khối lượng hàng hóa thế giới. Do phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch, đây là một trong những lĩnh vực khó khử carbon nhất.

IMO đang cân nhắc các biện pháp như tiêu chuẩn nhiên liệu toàn cầu, tín chỉ carbon và đặc biệt là thuế carbon, công cụ kinh tế được kỳ vọng tạo ra tác động mạnh mẽ nếu áp dụng rộng rãi.

Nếu được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên một tổ chức đa phương của Liên Hợp Quốc ban hành cơ chế khí hậu ràng buộc toàn cầu cho ngành vận tải biển. Tuy nhiên, triển vọng đồng thuận vẫn chưa rõ ràng do còn nhiều bất đồng giữa các quốc gia.

Cảng Taicang thuộc Cảng Tô Châu ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, ngày 2/1/2025. Ảnh: Xinhua

Các quốc đảo Thái Bình Dương như Fiji, Vanuatu, Quần đảo Marshall và các nước Caribe như Jamaica, Barbados, Grenada ủng hộ mạnh mẽ đề xuất, vì là những quốc gia dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu và mong muốn ngành phát thải cao như vận tải biển phải hành động nhiều hơn.

Ngược lại, Trung Quốc, Brazil và Ả Rập Saudi lo ngại việc áp thuế phát thải có thể làm gia tăng chi phí logistics, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh kinh tế và làm sâu sắc thêm bất bình đẳng toàn cầu.

Bà Sara Edmonson, Trưởng bộ phận vận động toàn cầu của Fortescue, gọi các cuộc đàm phán tại IMO là mang tính lịch sử, khi chưa có ngành công nghiệp nào cam kết ở quy mô tương tự. Tuy vậy, bà thừa nhận vẫn chưa có đồng thuận về thuế carbon toàn cầu, và các nước đang cân nhắc những cơ chế tương đương dễ chấp nhận hơn về mặt chính trị.

Bà Edmonson nhận định, tại nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc hay Úc, cụm từ “thuế” vẫn rất nhạy cảm. Do đó, việc áp dụng các mô hình “giống thuế” có thể là cách tiếp cận hợp lý hơn để đạt mục tiêu giảm phát thải mà không làm dấy lên phản ứng chính trị mạnh mẽ.

Ông John Maggs, đại diện Liên minh Vận chuyển Sạch tại IMO, nhận định dù còn nhiều tranh cãi, tiến trình đàm phán vẫn có thể mang lại kết quả thực chất. Theo ông, điều quan trọng không chỉ là đạt đồng thuận, mà là mức độ tham vọng, hiệu quả và sự chấp nhận từ các quốc gia. "Các nước phản đối chỉ đồng ý nếu có cơ chế bù đắp như hỗ trợ tài chính hoặc chuyển giao công nghệ."

Các quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu đặt nhiều kỳ vọng vào IMO. Bộ trưởng Ngoại giao Vanuatu Ralph Regenvanu cho rằng, trong khi Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) còn chậm trễ, đây là cơ hội thực sự để tạo ra thay đổi. Ông nhấn mạnh nếu được thông qua, các biện pháp tại IMO sẽ là hành động khí hậu đầu tiên trên toàn ngành do một tổ chức đa phương thông qua, với phạm vi rộng hơn mọi thỏa thuận hiện nay.

Trước đó, vào năm 2023, IMO đã nhất trí mục tiêu đưa lượng phát thải ròng về 0 vào hoặc gần năm 2050. Các biện pháp trung hạn nhằm đạt mục tiêu này đang được đàm phán và dự kiến hoàn thiện trong năm 2025.

Đọc thêm: Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: khẳng định cam kết chuyển đổi xanh bền vững

Bà Angie Farrag-Thibault, Phó Chủ tịch Quỹ Bảo vệ Môi trường phụ trách vận tải toàn cầu, cho rằng một kết quả lý tưởng sẽ bao gồm tiêu chuẩn nhiên liệu nghiêm ngặt và biện pháp kinh tế mạnh mẽ để thúc đẩy ngành vận tải chuyển đổi. Bà nhấn mạnh, các cơ chế này không chỉ giúp giảm nhiên liệu hóa thạch mà còn hỗ trợ tài chính cho các khu vực chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu.

Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán tại IMO sẽ kết thúc vào thứ Sáu. Dù còn nhiều khác biệt, giới quan sát kỳ vọng đây sẽ là bước khởi đầu cho một chương trình khử carbon thực chất trong vận tải biển – lĩnh vực vừa thiết yếu vừa khó chuyển đổi nhất trong lộ trình xanh hóa toàn cầu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

17 Apr, 03:20 PM

Kinhtedothi – Phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, diễn ra trưa 17/4, khẳng định vai trò trung tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi xanh toàn cầu. Tại đây, đổi mới sáng tạo không chỉ là từ khóa của phát triển hiện đại, mà đang trở thành cấu phần cốt lõi trong các mô hình hợp tác công – tư hướng đến phát triển bền vững.

P4G Việt Nam 2025: Đầu tư khí hậu cần đòn bẩy công – tư

P4G Việt Nam 2025: Đầu tư khí hậu cần đòn bẩy công – tư

17 Apr, 02:59 PM

Kinhtedothi – Tại phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác công – tư (PPP) là nền tảng then chốt để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và phục hồi toàn diện sau khủng hoảng.

Đại học Harvard trước nguy cơ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế

Đại học Harvard trước nguy cơ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế

17 Apr, 11:02 AM

Kinhtedothi - Chính quyền Tổng thống Donald Trump cảnh báo Đại học Harvard có thể bị tước quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế nếu không đáp ứng các yêu cầu của chính phủ, đồng thời tiếp tục đưa ra các biện pháp gây sức ép sau khi trường công khai phản đối loạt chỉ thị từ nhà cầm quyền.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ