Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất hợp lý, nhân văn!

Kinhtedothi - Trong đề xuất của Hà Nội về mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn TP năm học 2023 - 2024 có hai điểm đáng lưu ý:

Một là, Hà Nội dừng hỗ trợ học phí; hai là mức học phí đề xuất bằng mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ. Nhiều phụ huynh cho rằng, mức học phí trên vừa đảm bảo tính hợp lý lại vừa mang tính nhân văn.

Dịch bệnh Covid-19 dần qua đi, đời sống người dân TP đã ổn định; nền kinh tế đang đà phục hồi với mức tăng trưởng dương. Theo thống kê, thu nhập bình quân năm 2022 của người dân TP tăng so với năm 2021 là 7,01%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,4%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, từ 1/7/2023, mức lương cơ bản từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng, tăng 20%.

Đó là các cơ sở chính đáng để Hà Nội nghiên cứu, xây dựng và đề xuất dừng hỗ trợ 50% học phí cho học sinh các cấp như năm học trước và quay lại mức thu học phí trong trạng thái bình thường, đúng quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghị định 81/2021/NĐ-CP nêu rõ: Hàng năm, căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng chi trả của người dân, địa phương được quyết định mức học phí cụ thể trong khung quy định của Chính phủ với tỷ lệ tăng không quá 7,5%.

Nếu Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định mức sàn học phí của học sinh các cấp học là 300.000 đồng/học sinh/tháng, mức trần học phí của học sinh mầm non, tiểu học là 540.000 đồng/học sinh/tháng; mức trần học phí của học sinh THCS, THPT là 650.000 đồng/học sinh/tháng, thì Hà Nội đề xuất mức thu học phí tất cả học sinh các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đều là 300.000 đồng/học sinh/tháng. Đối chiếu để thấy rằng, đây là mức phí thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm mọi đối tượng học sinh đều được hưởng công bằng trong tiếp cận giáo dục, UBND TP rất quan tâm đến các đối tượng chính sách khi vẫn tiếp tục đề xuất thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ; học sinh khuyết tật và các đối tượng chính sách khác.

Được biết, ước tính, tổng số trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí năm học 2023 - 2024 trên địa bàn TP Hà Nội là 16.623 học sinh; tổng kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí theo mức thu học phí đề xuất dự kiến khoảng 16,6 tỷ đồng.

Nhịp sống trở lại trạng thái bình thường, việc Hà Nội không hỗ trợ học phí như trong giai đoạn dịch là hợp lý và mọi người dân đều hiểu. Khi xây dựng quy định mức học phí, Hà Nội đề xuất mức thu học phí thấp nhất trong khung, điều này thể hiện tinh thần nhân văn cũng như sự quan tâm sâu sắc của TP với người dân Thủ đô.

Năm học 2023 - 2024, Hà Nội vẫn duy trì quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2,2 triệu học sinh. Trong khi nhiều cơ sở giáo dục đại học rầm rộ tăng học phí thì với học phí ở mức thấp nhất trong khung như mức Hà Nội xây dựng, đề xuất chắc chắn sẽ tạo được sự đồng thuận rất lớn của cha mẹ học sinh và người dân Thủ đô.

Vơi bớt gánh nặng học phí

Vơi bớt gánh nặng học phí

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng hành động và trách nhiệm

Tăng hành động và trách nhiệm

09 May, 06:39 AM

Kinhtedothi - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công dù có cải thiện nhưng vẫn chưa thoát khỏi cảnh ì ạch. Trong các nguyên nhân được đề cập đến, vẫn có những nội dung “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, đòi hỏi việc thực hiện các giải pháp quyết liệt và khoa học hơn.

Không gian mới, sức bật mới

Không gian mới, sức bật mới

07 May, 05:51 AM

Kinhtedothi - Dự kiến TP Hà Nội là địa phương có tỷ lệ giảm đơn vị cấp xã sau sắp xếp nhiều nhất (khoảng 76%), đây là thông tin từ Bộ Nội vụ sau khi các tỉnh, TP đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chín cấp tỉnh, cấp xã.

Thể chế kiến tạo phát triển

Thể chế kiến tạo phát triển

06 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Đột phá tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế với tư duy vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới, để thể chế thực sự là động lực, là mục tiêu của sự phát triển nhanh, bền vững.

Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

05 May, 05:19 AM

Kinhtedothi - Gần đây, liên tiếp nhiều vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn bị lực lượng chức năng triệt phá như sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt nêm giả… đang dấy lên lo ngại về sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng dần bị xói mòn.

Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

01 May, 05:03 AM

Kinhtedothi - Tiểu đoàn 13 là một trong những mũi tấn công làm nên chiến thắng của trận Đài ra-đa Phú Lâm - căn cứ thông tin quan trọng bậc nhất của Đế quốc Mỹ tại miền Nam. Trong ký ức của ông Lê Thanh Giản, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn 13, cảm xúc vẫn vẹn nguyên như ngày nào dù 50 năm đã trôi qua.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ