Theo báo cáo Nền kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á (e-Conomy SEA 2023) do Google, Temasek và Bain & Company công bố, con số doanh thu ước đạt 100 tỷ USD trong năm 2023. Trong đó, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực, điều mà nước ta đã có được trong năm 2022 và dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025.
Cụ thể, các lĩnh vực quan trọng của kinh tế số tại Việt Nam đều có sự tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2022 - 2023. Trong khi thương mại điện tử tăng 11% thì các lĩnh vực như logis- tics, giao đồ ăn, truyền thông trực tuyến cũng tăng trưởng ở mức 10%. Đi kèm với đó là mức tăng trưởng kép dự kiến sẽ tăng 16% trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 và ước đạt 4 tỷ USD vào năm 2025.
Đáng chú ý, dịch vụ tài chính kỹ thuật số đang là điểm sáng của kinh tế số Việt Nam khi đạt mức tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong năm 2023, khi tăng tới 19% từ năm 2022 đến năm 2023. Được biết, con số tăng trưởng này đến từ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại và sự phổ biến của mã QR.
Cũng theo đánh giá của Temasek, nền kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng vươn cao hơn nữa nhờ vào các yếu tố như sự phổ biến của các ứng dụng số hóa và lực lượng lao động công nghệ nội địa tự đào tạo có tay nghề cao đang thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo. Các lĩnh vực quan trọng dự kiến sẽ tiếp tục phát triển nội dung số, phần lớn đóng góp đến từ ngành công nghiệp game với nhiều stu- dio game Việt đã đạt được những thành công ở cấp độ toàn cầu. Được biết trong năm 2023, ngành game đã đóng góp cho kinh tế số khoảng 7 tỷ USD.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định quan điểm nhất quán về thúc đẩy chuyển đổi số dựa trên các trụ cột quan trọng, trong đó có kinh tế số. Tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường diễn ra vào tháng 10/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, Việt Nam đã xác định không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là nhân lực số, công nghệ số và dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số. “Phát triển kinh tế số mở ra tiềm năng và không gian phát triển mới to lớn và nhanh chóng, tạo sự liên kết giữa các quốc gia” - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Nói về quá trình chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khẳng định, dữ liệu số không chỉ là nguồn tài nguyên quốc gia mà còn là nền tảng của sự phát triển cũng như nguồn lực quan trọng để phục vụ cho kinh tế số - xã hội số. Với quan điểm này, chúng ta cần nắm bắt, tận dụng cơ hội để khai thác, phát huy giá trị của dữ liệu số trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của kỷ nguyên số. Đồng thời Thủ tướng cũng cho rằng, phát triển dữ liệu số phải là một trong những ưu tiên chính của chuyển đổi số nói chung cũng như hình thành lên nền kinh tế số nói riêng.
Trên thực tế, những năm gần đây, dữ liệu số đã từng bước được sử dụng và gắn liền với nhiều hoạt động của nền kinh tế số Việt Nam. Hiện Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP đã kết nối với hệ thống của 90 cơquan,10cơsởdữliệuvà8hệ thống thông tin, phạm vi từ T.Ư đến địa phương. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN đã có thông tin đăng ký DN theo thời gian thực của hơn 1 triệu DN...
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 30%. Do đó, Việt Nam cần phải có không gian mới là kinh tế số, lực lượng sản xuất mới là công nghệ số, nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số và yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số.
05:18 09/02/2024