Điện Biên: buộc tiêu hủy 310 thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Kinhtedothi - Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Điện Biên buộc tiêu hủy tại chỗ 310 đơn vị sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và 744 đơn vị thực phẩm, mỹ phẩm các loại đã hết hạn sử dụng, tổng trị giá hơn 34 triệu đồng.
Theo đó, trong đợt cao điểm từ 21/5 - 15/6, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Điện Biên đã phát hiện nhiều vi phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kiểm tra 24 cơ sở kinh doanh, kho, bãi trên địa bàn toàn tỉnh, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 13 vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước 133 triệu đồng. Đồng thời, buộc tiêu hủy tại chỗ 310 đơn vị sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và 744 đơn vị thực phẩm, mỹ phẩm các loại đã hết hạn sử dụng, tổng trị giá hơn 34 triệu đồng; tịch thu và xử lý 1.330 hộp kem nhuộm tóc các loại nhập lậu (trị giá hơn 25 triệu đồng) và 39 chiếc quần thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas (trị giá gần 10 triệu đồng).

Kiểm tra cơ sở bán buôn, bán lẻ hàng hóa tại phường Điện Biên Phủ.
Các hành vi vi phạm chủ yếu là: kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng và hàng giả mạo nhãn hiệu. Trong đợt cao điểm, diễn ra tình trạng nhiều cửa hàng, ki-ốt tại chợ Noong Bua, chợ Trung tâm 1, dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh... đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh.
Ông Lò Văn Âu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công Thương tỉnh Điện Biên) cho biết, thời gian tới lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, nhất là mặt hàng sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thực phẩm không bảo đảm chất lượng.
Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đồng thời, biểu dương kịp thời những tấm gương tích cực, cách làm hay trong phòng chống hàng giả.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực, có trách nhiệm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa.

Chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Kinhtedothi - Sự bùng nổ mạnh mẽ của sàn thương mại điện tử đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, song đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho hàng giả, hàng nhái hoành hành. Thực trạng này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cơ quan chức năng.

Đắk Lắk: khởi tố Giám đốc Công ty Trần Kim Huyền vì sản xuất, buôn bán hàng giả
Kinhtedothi - Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty Trần Kim Huyền vì sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm. Cơ quan Công an phát hiện hơn 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhiều sản phẩm giả mạo thông tin và không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Lào Cai: không có “vùng cấm” trong đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu
Kinhtedothi- Với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tỉnh Lào Cai đã huy động lực lượng tổng lực triển khai kế hoạch kiểm tra toàn diện từ cửa khẩu, biên giới đến chợ trung tâm và môi trường mạng. Kết quả sau một tháng, 262 vụ vi phạm đã bị phát hiện và xử lý, nhiều vụ việc lớn bị khởi tố hình sự.