Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Diễn biến khó lường từ biến đổi khí hậu

Nguyễn Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Bom bão tuyết" càn quét ở bờ Đông nước Mỹ, nhiều vùng ở Australia, đặc biệt là TP Sydney phải hứng chịu mùa đông nóng chưa từng có trong gần một thế kỷ. Đây đều là biểu hiện của hình thái thời tiết cực đoan do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Cuối năm 2017, đầu năm 2018, thế giới đồng thời phải hứng chịu 2 hình thái khí hậu cực đoan trái ngược nhau. Người dân tại Bắc Mỹ hiện đang phải chống chọi với một mùa đông quá sức lạnh giá và khắc nghiệt.

 Bão tuyết tấn công bờ đông nước Mỹ khiến giao thông bị tê liệt.

Nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ lạnh hơn cả sao Hỏa - xuống tới âm 60 độ C khi kết hợp với gió thổi. Tại Trung Quốc, tuyết rơi khắc nghiệt trong nhiều năm, còn Canada trải qua đợt giá rét chưa từng thấy. 

 Người dân tại Bắc Mỹ hiện đang phải chống chọi với một mùa đông quá sức lạnh giá. 

Trong khi đó,  tại TP Sydney của Australia lại đang phải chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong vòng 80 năm qua với mức nhiệt độ cao nhất đo được lên tới 47,3 độ C và được dự báo nhiệt độ sẽ có thể tiếp tục tăng. Cùng đó, người dân Sydney được kêu gọi hạn chế ra ngoài trời nóng và uống nhiều nước. Cơ quan Cứu hỏa của nước này cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ hỏa hoạn tại khu vực Sydney và Hunter. 

 Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận tại Sydney trong 80 năm qua và là nơi nóng nhất ở Australia.

Theo Jonathan Overpeck, chuyên gia khí hậu từ ĐH Michigan, cả 2 hiện tượng này đều là  biểu hiện của quá trình biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp. Khí nhà kính do các hoạt động của con người thải ra khiến Trái đất nóng lên từng ngày. Những thay đổi về nhiệt độ không trực tiếp gây ra cực đoan cho thời tiết, nhưng góp phần khiến chúng xảy ra thường xuyên hơn.

 Cảnh báo cháy và cấm đốt lửa được ban hành khắp các khu vực quanh Sydney và trong thành phố, khi nhiệt độ ngày 7/1 đạt mức cao nhất từ năm 1939 tới nay.

 TP Sydney, Australia  vừa trải qua ngày nóng nhất trong vòng 79 năm, khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 47,3 độ C.